Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Các cột mốc quan trọng cho sự phát triển giao tiếp ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Mốc phát triển khả năng giao tiếp ở trẻ từ 1 - 3 tuổi 

Từ 1 – 3 tuổi bé yêu của bạn đã có khả năng giao tiếp rất tốt: bé đã gọi tên được các bộ phận cơ thể người, vốn từ của bé tăng lên nhanh chóng, bé hiểu được những gì bạn nói và có thể diễn tả được những gì mình muốn. 
>>>  Các giai đoạn phát triển giao tiếp ở trẻ từ 1 - 4 tuổi
>>>   Phát triển và bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho trẻ 1-3 tuổi
>>>   Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 3 tuổi

Gần 12 tháng

- Bé có thể Nói một cụm từ có ý nghĩa gồm 3 từ trở lên.

- Rất tinh nhạy, sẵn sàng đáp lại lời bạn.

- Duy trì ánh nhìn lúc giao tiếp.

- Hiểu mọi vấn đề khá tốt khi mà bạn Nói chậm.

- Có thể thực hiện những yêu cầu đơn giản.

- Đàm thoại rất lâu một mình bằng cách pha trộn rất nhiều tiếng thường dùng, tiếng ríu rít, tiếng cười và cả ngôn ngữ điệu bộ nữa.

Bé chơi với trẻ

Lúc 14 tháng tuổi

- Thông thường bé có thể lặp lại những từ mà bé nghe được.

Lúc 15 tháng tuổi

- Bé Nói được câu dài 6 từ, chẳng hạn như “bái bai”.

Lúc 16 tháng tuổi

- Vốn từ vựng của bé gia tăng vài từ mới mỗi tuần.

Gần 18 tháng tuổi


- Đã biết được tên của mình và tên nhiều bộ phận trên cơ thể người.

- Đã phát âm đúng các âm như “p”, “b”, “m”, “h”, nhất là khi các âm này nằm ở đầu từ.

- Có khả năng lặp đi lặp lại nhiều từ bằng cách bắt chước bạn.

- Sử dụng được trung Bình khoảng 40 từ và hiểu được khoảng 200 từ.

- Nói được nhiều câu gồm 2 tiếng.

- Thường sử dụng một từ hay cụm từ mà bé thích (thường là từ “không”).

Từ 18 tháng trở đi


- Khả năng phát âm và ngôn ngữ của bé phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên khả năng này khác nhau tùy thuộc vào từng bé.

- Nhiều bé có thể ghép 2 hay 3 từ với nhau thành một cụm từ hoặc một câu kiểu như “Đi rồi!”, “Ba đi rồi”.

Gần 21 tháng tuổi

- Có thể vâng lời và thực hiện được các yêu cầu đơn giản mà bạn đưa ra.

- Có thể Nói được câu gồm 3 từ.

Gần 24 tháng tuổi


- Biết cách dùng một số đại từ.

- Bé có thể thực hiện theo lời hướng dẫn để làm một việc gì đó gồm 2 bước.

Từ 24 tháng trở đi

- Bé phát âm được các âm khó hơn, như “t”, “d”, “n”, “k”, “g”, “nh”...

Gần 2 tuổi rưỡi


- Vốn từ của bé rất phong phú, khó ước lượng được.

- Bé có thể hiểu và hát được những bài đồng giao với những giai điệu khác nhau.

- Bé hiểu được các khái niệm như “trong”, “ngoài”, “lên”, “xuống”.

- Bé thích dùng từ “và”.

- Bé bắt đầu biết đặt ra những câu hỏi “tại sao?”.

Lúc 2 tuỗi rưỡi


- Bé phát âm bằng giọng trẻ con nhưng mọi người đều hiểu bé Nói gì.

Từ 2 tuổi rưỡi trở đi

- Bé có thể Nói thao thao về những đồ chơi hay những trò chơi của mình.

Khoảng 3 tuổi

- Bé có thể hiểu được tất cả những gì mà bạn nói.

- Bé hiểu và biết dùng từ “hôm qua”.

- Bé biết gọi tên những ngày trong tuần.

- Bé thường xuyên hỏi “tại sao?”, “cái gì đây?”.

- Bé có thể Nói được những câu dài 5 từ hoặc nhiều hơn nữa.

Từ 3 tuổi trở đi

- Bé hay hỏi mẹ: “con sinh ra từ đâu?”

Phát huy khả năng giao tiếp ở trẻ giúp phát hiện sớm bệnh tự kỷ

Phát huy năng lực giao tiếp cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cha mẹ phát hiện và chữa bệnh tự kỷ không thể giao tiếp với người khác (Autistic Spectrum Disorder, ASD) ở trẻ sơ sinh (Tóm tắt từ kênh NHK-Nhật)

Người dịch Nguyễn Thị Thu

Xu hướng trong xã hội hiện đại ngày nay đó là có rất nhiều học sinh hay thanh niên ở độ tuổi trưởng thành đang gặp phải vấn đề khó khăn là không thể giao tiếp với người đối diện. Nhất là khi mạng xã hội, điện thoại bùng nổ thì cơ hội giao tiếp giữa con người với nhau cũng trở nên ít đi dẫn đến con người dễ sống trong thế giới ảo mà xung quanh không có bạn thực ngoài đời. Hoặc rất nhiều người không có khả năng giao tiếp với người xung quanh. Gặp trở ngại về khả năng giao tiếp, không thể trò chuyện với người khác ngày nay được xếp vào là bệnh Tự Kỷ (Autistic Spectrum Disorder, ASD).

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người lớn mắc bênh tự kỷ về giao tiếp thực chất bệnh đã hình thành từ khi trẻ còn nhỏ và nếu cha mẹ tinh ý phát hiện ra, chữa sớm thì hoàn toàn có thể khắc phục được căn bệnh này.

Bài viết hôm nay (tóm tắt từ chương trình trên đài NHK-Nhật) mình xin được chia sẻ để cha mẹ về năng lực giao tiếp tuyệt vời của trẻ sơ sinh, đồng thời thông qua các biểu hiện của trẻ có thể phát hiện ra bệnh tự kỷ sớm và có những cách khắc phục.

  1. Trẻ sơ sinh có khả năng giao tiếp rất tuyệt vời dù trẻ chưa biết nói:
     Một thí nghiệm do đại học Kyoto tiến hành với trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi. Họ đặt đứa trẻ trong 1 phòng còn cho người mẹ ngồi phòng bên cạnh để hai mẹ con trò chuyện với nhau thông qua màn hình camera, đồng thời họ cũng thu lại hình ảnh người mẹ lúc này. Kết quả thật bất ngờ đó là khi hai mẹ con trò chuyện trực tiếp với nhau thông qua màn hình camera thì trẻ luôn tươi cười với mẹ, tâm trạng rất thích thú. Nhưng sau đó họ tiến hành là người mẹ không trực tiếp trò chuyện nữa mà thay bằng hình ảnh của mẹ được thu lại lúc nãy cho trẻ coi thì chỉ sau vài giây là trẻ khó chịu và nhăn nhó, bắt đầu khóc. Quả là sự kì diệu trong năng lực giao tiếp ở trẻ sơ sinh vì trẻ có thể cảm nhận được đâu là hình ảnh trực tiếp trò chuyệ với mẹ, đâu là hình ảnh thu âm. Mặc dù khi này trẻ vẫn chưa biết nói nhưng chứng tỏ chỉ cần qua biểu hiện trên gương mặt của mẹ trẻ có thể cảm nhận và truyền đi tín hiệu giao tiếp của mình.

Một thí nghiệm khác đã chứng tỏ rằng khi trẻ sơ sinh giao tiếp với người đối diện thì cái mà trẻ tập trung nhìn vào nhất đó chính là ánh mắt nhìn của đối phương đang hướng về đâu. Ví dụ thị lực của trẻ sơ sinh khi được 6 tháng tuổi giống như 1 người bị cận 1 đến 2 độ nên nhìn mọi thứ chỉ mờ mờ ảo ảo, duy chỉ có đôi mắt chuyển động là trẻ nhận biết rất rõ, chính vì thế trẻ sẽ tập trung vào ánh mắt đối phương là vì vậy. Dần dần thói quen nhìn vào ánh mắt đối phương đang hướng đi đâu đã hình thành ở trẻ và là phương tiện quan trọng giúp trẻ giao tiếp với người đối diện.

Một ví dụ đơn giản mà bạn có thể kiểm chứng với chính con mình đó là khi bạn đang trò chuyện với trẻ thì bạn cầm một cái ô tô đồ chơi giơ lên cho trẻ coi
1- Đầu tiên, trẻ sẽ quay ra nhìn đồ chơi hoặc giơ tay chỉ vào cái đồ chơi bạn đang cầm
2- Sau đó trẻ lại đưa ánh mắt nhìn bạn để xác nhận xem bạn có vừa nhìn đồ chơi đó hay không.
3- Khi này nếu thấy bạn cũng nhìn vào đồ chơi thì trong đầu trẻ sẽ ngầm hiểu là bạn cũng đang nghĩ đến đồ chơi giống trẻ. Lúc này bạn hãy nói tên đồ chơi “ô tô” với trẻ thì trẻ sẽ ngầm hiểu trong đầu là “à, đây là cái ô tô”, và trẻ sẽ ghi nhớ từ vựng này trong đầu. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn dạy trẻ từ vựng và khả năng giao tiếp đấy.

2. Những biểu hiện của bệnh tự kỷ về giao tiếp ở trẻ

Vậy thì biểu hiện của trẻ bị tự kỷ về khả năng giao tiếp là như thế nào ?
Trẻ bình thường khi trò chuyện, chơi đồ chơi cùng cha mẹ hay người chơi cùng đều đưa ánh mắt nhìn người đối diện. Nhưng khi bạn nhận thấy con mình đã qua nhiều tháng khi trò chuyện, chơi đùa với cha mẹ mà trẻ không nhìn vào mắt mẹ chỉ tập trung nhìn vào đồ vật mẹ cầm trên tay hoặc nhìn vào điểm khác dù mẹ cố gọi để trẻ nhìn vào mắt mình thì có dấu hiệu rằng trẻ có nguy cơ bị bệnh tự kỷ về khả năng giao tiếp khi trẻ lớn lên.
Những người lớn mắc bệnh tự kỷ về giao tiếp đều có một điểm chung đó là họ không dám nhìn vào mắt đối phương để nói chuyện vì xấu hổ vì thiếu tự tin…mà thay vào đó họ hay nhìn đi chỗ khác hoặc ánh mắt không tập trung vào những điểm cố định như người bình thường mà nhảy loạn xạ.

3.      Cách khắc phục

Point của các bước khắc phục bệnh tự kỷđó là tập trung vào luyện tập hướng ánh mắt nhìn của trẻ đến người đối diện
Trường hợp của K-kun, người mẹ đã để ý khi cậu bé được 8 tháng trở đi hầu như không bao giờ cậu nhìn vào mắt mẹ khi chơi đồ chơi hay trò chuyện mà chỉ đưa ánh mắt nhìn vào đồ chơi hoặc nhìn đi chỗ khác. Mẹ quay phim và cố gọi cậu để cậu nhìn vào camera nhưng cậu bé chỉ nhìn vào đồ chơi. Sau đó mẹ cậu bé đã trao đổi với bác sĩ tâm lí và bắt đầu cho cậu training khi cậu được 1 tuổi 3 tháng. Các bước training được tiến hành như sau
Bước 1Dùng đồ chơi để kéo ánh mắt nhìn của trẻ   Khi chơi cùng trẻ cha mẹ hãy giơ đồ chơi lại gần vị trí mặt mình hoặc đưa gần mắt để ánh mắt của mình cũng lọt vào trong tầm mắt nhìn của trẻ. Tác dụng của bước này đó là giúp trẻ cảm nhận được mối liên kết giữa niềm vui khi chơi đồ chơi và ánh mắt của người đối diện
Bước 2: Cha mẹ đóng vai là đồ chơi để vui đùa cùng trẻ
   Bước 2 này cha mẹ hay người chơi đối diện với trẻ hãy giả vờ làm động tác nhún nhảy , lắc đầu như đồ chơi để trẻ cùng bắt chước nhún nhảy theo.
Bước 3: Dù chỉ là 1 tíc tắc khi trẻ đưa mắt nhìn mình hãy vui mừng ôm và khen ngợi trẻ
Bước 3 này là khi ngồi đối diện chơi cùng trẻ mà thấy trẻ liếc mắt nhìn mình dù chỉ 1 giây thì đừng bỏ qua mà hãy đến gần trẻ thể hiện sự vui mừng và khen ngợi rằng trẻ đã làm được. Hành động này sẽ khiến trẻ cảm thấy rất vui sướng.
Ngoài ra hãy cho trẻ chơi với bạn đồng lứa để trong môi trường cùng cạnh tranh đồ chơi với bạn bè trẻ cũng sẽ hình thành thói quen nhìn vào mắt đối phương khi giành đồ chơi. 

Đối với người lớn cũng tập trung vào training hướng nhìn của mắt khi nói chuyện với người đối diện để khắc phục căn bệnh này. Những người mắc bệnh này đều có xu hướng là có khả năng tập trung cao độ vào một công việc nhất định hơn người bình thường, nên đôi khi cũng có thể xuát hiện thiên tài. Tất nhiên sẽ chẳng ai muốn đánh đổi một cuộc sống bình thường để được làm thiên tài ở một lĩnh vực nào đó nhưng lại không thể giao tiếp với người khác.
Mong mọi người hãy share thông tin này để cho nhiều cha mẹ cùng biết


Phát huy năng lực giao tiếp


Phát huy năng lực giao tiếp

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Sự cần thiết trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ

Ngay từ khi sinh ra, con người đã có nhu cầu  liên lạc, giao tiếp và ứng xử với môi trường và những người xung quanh để phát triển và tồn tại. Vì vậy kỹ năng giao tiếp được xem là một trong những kiến thức nền tảng của con người.
>>> Các kỹ năng cần phát triển ở trẻ em
>>> Phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ thông qua các hành động thường ngày của cha mẹ
>>>  Giao tiếp với trẻ con thật dễ dàng
kỹ năng giao tiếp được xem là một trong những kiến thức nền tảng của con người.
I. Sự phát triển kỹ năng giao tiếp
1. Kỹ năng giao tiếp của trẻ qua các lứa tuổi
Ngay từ khi bé chào đời, thì giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp bé tồn tại và phát triển, bé giao tiếp qua ánh mắt, qua các cử động của tay chân và đặc biệt là qua tiếng khóc… Một người mẹ có sự quan tâm và gần gũi con chắc chắn sẽ hiểu khi nào bé khóc vì đói, khi nào bé khóc vì đau, vì sợ và cả vì nhõng nhẽo nữa.
Khi biết nói ở lứa tuổi lên 3, thì bé bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đồng thời với khả năng bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ qua ánh mắt với những nét mặt và các dấu hiệu của cơ thể, nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ giúp cho bé hình thành sự tự tin vào bản thân cũng như xây dựng  những mối tương giao với mọi người xung quanh.
2. Các công cụ giao tiếp
Mắt là cơ quan tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài, phụ huynh cần có biện pháp bảo vệ mắt của trẻ, không cho trẻ tiếp xúc nhiều và lâu với những nguồn ánh sáng chói chang. Đặc biệt là với màn hình vi tính và  sẽ tivi gây ra những tác động xấu về cả thị lực lẫn sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhất là trong lúc ăn. Mặc dù đây là một trong những thói quen của nhiều bậc cha mẹ vì cho rằng trẻ thích như vậy, thu hút được sự tập trung nên trẻ sẽ ngồi yên để ăn. Nhưng thực tế là trẻ bị “chìm đắm” trong dòng thác âm thanh và hình ảnh khiến trẻ dần dần trở nên thụ động.

Trẻ được tiếp xúc nhiều qua sự cầm nắm và đụng chạm sẽ phát triển tốt hệ thống thần kinh phản xạ, trẻ sẽ trở nên linh hoạt và thoải mái hơn.

Tai cũng là một cơ quan cần thiết để giúp trẻ nhận ra các thông tin, tiếp nhận ý nghĩa của từ ngữ để hình thành ngôn ngữ, nếu trẻ phải sống trong một môi trường quá yên lặng, không có tiếng nói của những người xung quanh hay ngược lại quá ồn ào, hỗn độn với nhiều tạp âm, trẻ cũng không thể phát triển về ngôn ngữ bằng lời nói của mình.
Sự cảm nhận qua xúc giác trên da và bằng sự cầm nắm cũng giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, chính vì vậy mà trẻ sơ sinh rất cần được sự ôm ấp, vuốt ve và được tạo cơ hội cầm nắm các đồ vật với những tính chất khác nhau từ cứng, mềm cho đến láng trơn hay sần sùi… Trẻ được tiếp xúc nhiều qua sự cầm nắm và đụng chạm sẽ phát triển tốt hệ thống thần kinh phản xạ, trẻ sẽ trở nên linh hoạt và thoải mái hơn.
3. Ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp
Ngôn ngữ được xem là công cụ chính trong việc giao tiếp, từ khi sinh ra cho đến khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên thì trẻ giao tiếp bằng tiếng khóc và cử chỉ, ánh mắt… Khi trẻ bắt đầu nói và ngôn ngữ sẽ được phát triển rất nhanh từ khi trẻ trên 12 tháng, cho đến khi trẻ được 5 tuổi thì ngôn ngữ đã hoàn thiện, trẻ có đủ vốn từ ( khoảng 2000 từ ) để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Việc giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ thông qua việc trò chuyện với trẻ, cho trẻ chơi những trò chơi phát triển ngôn ngữ, đọc sách hay kể chuyện cho trẻ nghe là những hoạt động cần thiết để giúp trẻ đạt được sự giao tiếp tốt nhất.
Tuy nhiên, không phải cứ nói nhiều, nói hoài với trẻ là tốt, mà nhiều khi một bà mẹ nói chuyện quá nhiều với con, nói những câu dài và trả lời luôn cho con khiến trẻ chỉ biết gật gù, lại là một trong những nguyên nhân gây ra sự thụ động hay chậm nói cho trẻ.
II. Kỹ năng giao tiếp xã hội
1. Hình thành sự tương tác hiệu quả
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất, trong giai đoạn ngôn ngữ chưa phát triển thì hình ảnh lại có một vai trò to lớn trong việc giúp cho trẻ giao tiếp với những người xung quanh và xây dựng ngôn ngữ ngày một hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào cũng hữu ích mà không ít những hình ảnh sẽ tạo ra những hiệu ứng không tốt cho trẻ. Chính vì thế, những hành động mang tính làm gương của bố mẹ hay làm mẫu cho trẻ bắt chước theo là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc cho trẻ xem chính những hình ảnh của trẻ trong các sinh hoạt hằng ngày và hình ảnh diễn tả cảm xúc sẽ giúp trẻ nhận ra được những cảm xúc để có thể biết cách diễn tả, từ đó đi đến việc làm chủ cảm xúc.
Việc cho trẻ ra ngoài chơi nơi công viên, nhà sách, siêu thị cũng là một biện pháp hiệu quả giúp trẻ phát triển trí nhớ hình ảnh để làm cho vốn từ ngữ của mình ngày một phong phú hơn. Điều này đòi hỏi bố mẹ cần có kinh nghiệm để ứng xử với những hành vi kém thích nghi như: Không biết kìm chế, tự tiện lấy những món hàng bầy bán, đòi hỏi bố mẹ phải mua cho mình những món ưa thích nếu không thì sẽ ăn vạ… Đây cũng là một yêu cầu trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ.
2. Các hành vi ứng xử thích hợp và không thích hợp
Trong đa số gia đình, trẻ hầu như được bảo vệ và chăm sóc theo  nguyên tắc là phụ thuộc và nuông chiều. Các bậc cha mẹ thường cho trẻ ăn những món mà họ cho rằng rất bổ dưỡng cho trẻ, cho trẻ mặc những y phục mà theo họ là thích hợp, và buộc trẻ phải có những hành vi ứng xử mà họ nghĩ rằng đó là sự vâng lời.
Tất cả những điều đó sẽ là tốt đẹp nếu nó ở một chừng mực nào đó, nếu vẫn có những lĩnh vực và không gian cho phép trẻ có cơ hội để bộc lộ những sở thích cá nhân, những hành vi tự chủ.

. Các hành vi ứng xử thích hợp và không thích hợp

Đối với người lớn, trẻ cần được tập cho những lời nói lễ phép và tự nhiên, không quá màu mè và hình thức nhưng cũng không được phép cộc lốc và suồng sã. Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách giao tiếp và ứng xử của bố mẹ với người khác. Chúng ta sẽ không thể cấm trẻ nói năng thô lỗ nếu chính bố mẹ thích “ xả rác bằng miệng” và cũng không thể buộc trẻ lễ phép khi bố mẹ không có những hành vi lịch sự tối thiểu.
Ngoài bố mẹ, trẻ có thể bắt chước các hành vi và ngôn ngữ không thích hợp ở họ hàng, những người giúp việc hay thậm chí cả những người hàng xóm nếu gia đình sống trong một khu phố lao động, trẻ em thường xuyên tiếp xúc với nhiều hạng người khác nhau. Vì thế, chúng ta cũng cần lưu ý đến những nguồn có khả năng gây “ ô nhiễm” cho lời nói và hành động của trẻ, mà nhiều khi rất nặng nề nếu như không được ngăn ngừa và phát hiện sớm.
3. Biện pháp giáo dục và tác động
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng  thực hành . Những lời dạy dỗ sáo rỗng không đem lại kết quả tốt mà còn phản tác dụng, khi trẻ em được chứng kiến những cảnh nói vậy mà không phải vậy, vì chắc chắn trẻ sẽ nhìn vào hành động của người lớn chứ không nghe theo những gì mà người lớn dạy bảo, trừ khi có những hành động minh chứng cho sự dạy dỗ đó.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quá lo lắng cho rằng mình phải là một bậc cha mẹ mẫu mực thì mới có thể dạy con ứng xử hay mới có thể là một tấm gương cho con noi theo. Chúng ta cũng có những khó khăn và hạn chế về năng lực và tính cách. Nhưng điều quan trọng là chúng ta không nên che đậy, giấu diếm hay đóng kịch trước mặt trẻ. Các em sẽ nhận ra điều này và sẽ không còn tin cậy vào chúng ta nữa, đó mới là điều nguy hiểm nhất.
Chúng ta hãy giáo dục con bằng cả tấm lòng với sự trung thực, đôi khi ngay cả với những ứng xử và ngôn ngữ vụng về của bố mẹ lại có những tác động mạnh mẽ đến đứa con hơn là những hành vi và lời nói hoa mỹ “ đúng chuẩn quốc tế”. Ở một góc độ khác, với trẻ nhỏ chúng ta nên tránh hay hạn chế tối đa những câu nói bóng gió, những câu có ý nghĩa ẩn dụ ngược lại. Nếu chúng ta không muốn trẻ đi ra ngoài sân thì hãy nói thẳng: “ Mẹ không muốn con ra ngoài sân lúc này” hơn là: “ Ừ có giỏi thì cứ đi đi” trẻ sẽ hoang mang trước câu nói và thái độ của chúng ta lúc đó, và sẽ dần dần không muốn giao tiếp với bố mẹ nữa vì bé không hiểu là mẹ muốn gì.
Ngoài ra, với trẻ nhỏ thì phạm vi giao tiếp còn rất hạn chế cũng như đơn giản, thông thường trẻ chỉ tiếp xúc với những người trong gia đình và nếu có với người lạ thì cũng có bố mẹ ở bên cạnh để “ đỡ đòn” vì thế cũng không nhất thiết phải dạy trẻ quá nhiều thứ. Nhưng một trong những điều mà trẻ cần phải học và nhận biết một cách đầy đủ, đó là tính tôn trọng – Điều này được thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Biết nói lời xin lỗi, biết nói cám ơn.
- Không cướp lời, nói leo khi người khác nói.
- Không tự tiện lấy và sử dụng đồ dùng của người khác.
Và cả ba khía cạnh này sẽ được trẻ học rất tốt qua sự làm gương của bố mẹ, khi chúng ta biết cám ơn và xin lỗi những người mà chúng ta tiếp xúc trên đường phố, hay trong sự va quẹt khi giao thông, cũng như ở ngay ở trong gia đình khi chính bố mẹ không tự tiện lục cặp của trẻ, không tự tiện lấy những món đồ của trẻ hay của người khác để sử dụng cho riêng mình thì chắc chăn việc chúng ta dạy các em những ngôn ngữ giao tiếp này rất dễ dàng.
III. Kỹ năng giao tiếp giữa trẻ với trẻ
Nếu chúng ta quan sát một nhóm trẻ chơi trong các lớp mẫu giáo, thì sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những nhóm trẻ chơi với một loại công cụ hay những món đồ chơi nào đó nhưng hầu như chúng không có sự phối hợp với nhau. Nói cách khác, trẻ chưa có khả năng cùng chơi với nhau hay biết phối hợp để chơi. Trẻ chơi theo khả năng nhận thức và tư duy của bản thân và điều này mang tính cá nhân, không trẻ nào giống trẻ nào.

Kỹ năng giao tiếp giữa trẻ với trẻ

1. Phát triển kỹ năng giao tiếp nơi trẻ nhỏ
Vì vậy, trong chương trình giáo dục Mẫu giáo, thì các trò chơi chung và những hoạt động như đóng kịch ( theo các câu chuyện kể ) và chơi các trò chơi sắm vai chính là để tập cho trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội.
Trong phạm vi gia đình thì chúng ta nên thường xuyên dẫn trẻ đi chơi ngoài công viên, tạo điều kiện cho trẻ mời bạn bè về nhà cùng chơi với nhau dưới sự sắp xếp và gợi ý của bố mẹ là những biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp với bạn bè của các em.
Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác, chính chúng ta nên chơi với trẻ và tập cho các bé những cách chơi mang tính lần lượt, thay phiên nha: Mẹ vẽ một vòng, bé vẽ một vòng, mẹ xếp một khối gỗ, bé xếp một khối khác lên… hay chơi những trò chơi buôn bán, mẹ là người mua hàng, bé là người bán hàng… Khi trẻ đã quen những trò chơi cùng nhau như thế, thì khi đến lớp sẽ dễ dàng tham gia các hoạt động cùng với các bạn hơn.
2. Giúp trẻ những ứng xử thích hợp
Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt bát linh động nhưng cũng có những trẻ chậm chạp, thụ động hoặc quá nóng nảy, hiếu động… Vì thế, chúng ta cần phải biết rõ tính cách của con em mình để có thể cho các chơi với những người bạn thích hợp với cá tính hầu tránh xẩy ra những va chạm về tính cách.
Nhưng trong các trường hợp nếu có xảy ra các va chạm thì chúng ta cũng không nên vì lòng thương con mà trở nên thiếu khách quan, có những ứng xử thiên lệch, bao che cho con mình, vì điều đó tuy giúp cho các em có những kết quả nhất thời nhưng sẽ để lại những hậu quả tai hại về sau trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Khi hai trẻ cùng gây gổ, thì chúng ta nên tách các em ra và phê bình hành vi của các em như “ Ôi, giành nhau đồ chơi là không tốt đâu, mẹ không thích chút nào” chứ không phê bình bản thân đứa trẻ: "Con tệ quá, sao lại giành đồ chơi của bạn như thế ?” hay có phản ứng tệ hơn: “ Thôi, đừng thèm chơi với bạn đó nữa, về nhà mẹ cho đồ chơi đẹp hơn”.
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng nền tảng để giúp trẻ nhận biết các giá trị sống và hình thành các kỹ năng sống. Vì thế cần được quan tâm và giúp trẻ phát triển một cách tiệm tiến - từng bước một trong suốt chiều dài phát triển nhân cách của trẻ.