Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Các đặc điểm về ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi

 Đối với trẻ mầm non nói chung  và trẻ 5 tuổi nói riêng , trẻ  thường rất nhạy cảm đối với các  ngôn từ. Vì vậy, nên các bậc phụ huynh  hãy hiểu đặc thù ngôn ngữ của bé để giúp bé phát triển tốt nhất ở độ tuổi lên năm.
>>> Các kỹ năng giao tiếp vàng ở trẻ
>>>  Phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ thông qua các hành động thường ngày của cha mẹ

Giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ


Dùng cách đơn giản để nói về những đồ vật và quan hệ giữa chúng, mở rộng phạm vi nhận thức cho bé, xúc tiến khả năng ngôn ngữ và biểu đạt. Cho trẻ xem những bức tranh, sách ảnh, dạy bé biết tên gọi của các đồ vật rồi chỉ vào tranh hoặc hình trong sách hỏi “Đây là cái gì?” “Dùng ra sao. Nguyên tắc quan trọng khi dạy bé yêu 5 tuổi của bạn "Khen là chính, trừng phạt hãn hữu". Trong đó, khi khen cần tức thời, cụ thể, còn phạt có thể để sau, lúc trẻ đã bình tĩnh. Bố mẹ cũng đừng bắt bé hứa quá nhiều và tránh không bắt con học chữ quá nhiều trước khi đủ tuổi đến trường, hãy để bé có thời gian vui chơi và học tập những kinh nghiệm khác phù hợp với lứa tuổi. Bạn nên tạo cho bé một góc riêng để trẻ tự bài trí theo ý thích của mình.


Tập cho bé trả lời câu hỏi:  Lúc này, bé đã bắt đầu thích nghe người lớn kể chuyện. Khi ba mẹ kể chuyện cho bé nghe, bắt đầu phải kể chầm chậm từng đoạn, phát âm rõ ràng, diễn cảm, có thể căn cứ vào câu chuyện mà diễn tả một vài động tác để làm tăng sự chú ý và hứng thú, vui thích cho bé. Bé thích nghe kể chuyện, có thể sẽ đòi kể đi kể lại nhiều lần, hoặc đòi kể chuyện về những sự vật mà bé đã trông thấy… Trong và sau khi kể chuyện cha mẹ đặt câu hỏi liên quan đến nội dung và các câu hội thoại trong chuyện để kích thích khả năng ngôn ngữ, cách đặt câu và sử dụng từ ngữ ở trẻ như " theo con thì trước khi đi làm mẹ thỏ sẽ dặn các con ở nhà phải như thế nào nhỉ? Cha mẹ cần khuyến khích trẻ trả lời, khi bé trả lời chính xác cần động viên khích lệ bé, nếu trẻ chưa nghĩ ra được câu trả lời thì cha mẹ không chế nhạo trẻ mà hướng dẫn trẻ cách trả lời đúng, tuyệt đối không trả lời thay trẻ để trẻ không ỷ lại.

Hãy cho bé quan sát thiên nhiên: Nếu có cơ hội, hãy đưa bé đến công viên, về quê để bé có thể có cơ hội gần với thiên nhiên nhất. Trong quá trình quan sát thiên nhiên, bố mẹ ông bà và người thân nên đặt câu hỏi dẫn dắt sự tập trung chú ý của trẻ vào các đặc điểm, các dấu hiệu đặc trưng, giúp trẻ nhận biết đối tượng một cách toàn diện và chính xác. Các câu hỏi trong quá trình quan sát không chỉ kích thích duy trì hứng thú và nhu cầu nhận thức của trẻ mà còn tích cực hóa hoạt động của các giác quan và các thao tác tư duy cho trẻ. Bằng cách sử dụng các câu hỏi sẽ khuyến khích trẻ không chỉ dùng mắt nhìn mà còn dùng tai để nghe, tay để sờ, nắn, đo đếm, mũi để ngửi, lưỡi để nếm… kết quả của việc sử dụng các giác quan một cách tích cực trong quá trình quan sát, một mặt giúp cho các giác quan của trẻ trở nên tinh nhạy hơn, mặt khác làm cho biểu tượng của trẻ trở nên nhanh nhạy và chính xác, và từ đó khả năng biểu đạt ngôn ngữ của bé sẽ tốt hơn.

 

Đặc điểm ngôn ngữ bé 5 tuổi:

Bé đã sử dụng được những câu từ phức tạp hơn: Trẻ 5 tuổi đã sử dụng các loại câu tường thuật để miêu tả sự vật, hiện tượng, con người, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu hô ứng. Để cố gắng hiểu được thế giới xung quanh, trẻ em không ngừng đặt câu hỏi. Có thể nói câu gồm 4-5 chữ; biết dùng chữ “đã” hay “rồi” để diễn tả quá khứ; vốn từ khoảng 1500 chữ, biết phân biệt nhiều mầu sắc, hình thể; hay hỏi “tại sao,” “ai”.. Bé yêu cũng đã có thể có những lời nói bày tỏ được cảm xúc hoặc nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân như là “Con nhớ ông nhiều lắm, mẹ con cũng nhớ ông”. Bé cũng biết sử dụng lời nói để thoả thuận, trao đổi, hợp tác, chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động vui chơi hay kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe hiểu được, kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo đúng trình tự.

Trẻ 5 tuổi thích dùng và diễn giải các ký hiệu, biểu tượng: Hầu hết trẻ ở độ tuổi này rất nghiêm túc muốn học hỏi, và một số có thể học các cơ chế đọc viết nhanh hơn những đứa khác. Chúng thích tự mình đọc menu và gọi món, diễn giải các biển báo giao thông, tự viết danh sách các món đồ cần mua, và tự viết tên lên nhãn tập hoặc các bức tranh do chúng vẽ. Chúng có thể hình dung ra trong đầu những vấn đề đơn giản và có thể nắm bắt khái niệm cộng trừ, dù có thể chúng phải xòe tay ra đếm trước khi trả lời.


Bé đã biết nắn nót ngôn ngữ trong giao tiếp: Khi sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, lúc này bé yêu của bạn đã biết kiên nhẫn chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện, thảo luận (không nói leo, không ngắt lời người khác); bé cũng biết hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói. Thậm chí bé đã biết cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa, vâng ạ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Đôi lúc, bé sẽ làm bạn ngạc nhiên bởi cái cách cư xử như một người lớn thực sự của bé đó

0 nhận xét:

Đăng nhận xét