Ngay từ lúc mới sinh ra , con người đã có nhu cầu giao
tiếp,liên lạc và ứng xử với môi trường và những người xung quanh để phát
triển và tồn tại. Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một trong những
kiến thức cơ bản của con người.Trong khuân khổ bài viết này,tác giả sẽ
giới thiệu với phương pháp để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm
non
>>> Phát triển và bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho trẻ 1-3 tuổi
>>> Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 3 tuổi
SỰ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Không
phải đợi đến khi trẻ đi học, thì cha mẹ mới quan tâm đến việc dạy trẻ
kỹ năng giao tiếp, mà ngay từ nhỏ đã phải có những quan tâm và tác động
đến viêc phát triển kỹ năng cần thiết này, mà một trong những mối quan
hệ chính yếu chính là kỹ năng giao tiếp giữa mẹ và con.
1. Kỹ năng giao tiếp của trẻ qua các lứa tuổi
Ngay từ khi bé chào đời, thì giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp bé tồn tại và phát triển, bé giao tiếp qua ánh mắt, qua các cử động của tay chân và đặc biệt là qua tiếng khóc... Một người mẹ có sự quan tâm và gần gũi con chắc chắn sẽ hiểu khi nào bé khóc vì đói, khi nào bé khóc vì đau, vì sợ và cả vì nhõng nhẽo nữa !
Khi biết nói ở lứa tuổi lên 3, thì bé bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đồng thời với khả năng bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ qua ánh mắt với những nét mặt và các dấu hiệu của cơ thể, nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ giúp cho bé hình thành sự tự tin vào bản thân cũng như xây dựng những mối tương giao với mọi người xung quanh.
Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một năng lực cần thiết cho trẻ mở rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Đây là một kỹ năng phức tạp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, vì thế ngoài năng lực nội tại của trẻ, phụ huynh cũng cần quan tâm giúp trẻ phát triển về kỹ năng giao tiếp bằng cách kích thích nhiều giác quan, mà chủ yếu là nghe - nhìn và đụng chạm.
2. Các công cụ giao tiếp:
Mắt là cơ quan tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài, phụ huynh cần có biện pháp bảo vệ mắt của trẻ, không cho trẻ tiếp xúc nhiều và lâu với những nguồn ánh sáng chói chang. Đặc biệt là với màn hình vi tính và TV sẽ gây ra những tác động xấu về cả thị lực lẫn sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhất là trong lúc ăn. Mặc dù đây là một trong những thói quen của nhiều bậc cha mẹ vì cho rằng trẻ thích như vậy, thu hút được sự tập trung nên trẻ sẽ ngồi yên để ăn. Nhưng thực tế là trẻ bị "chìm đắm" trong giòng thác âm thanh và hình ảnh khiến trẻ dần dần trở nên thụ động .
Tai cũng là một cơ quan cần thiết để giúp trẻ nhận ra các thông tin, tiếp nhận ý nghĩa của từ ngữ để hình thành ngôn ngữ, nếu trẻ phải sống trong một môi trường quá yên lặng, không có tiếng nói của những người xung quanh hay ngược lại quá ồn ào, hỗn độn với nhiều tạp âm, trẻ cũng không thể phát triển về ngôn ngữ bằng lời nói của mình.
Sự cảm nhận qua xúc giác trên da và bằng sự cầm nắm cũng giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, chính vì vậy mà trẻ sơ sinh rất cần được sự ôm ấp, vuốt ve và được tạo cơ hội cầm nắm các đồ vật với những tính chất khác nhau từ cứng, mềm cho đến láng trơn hay sần sùi ... Trẻ được tiếp xúc nhiều qua sự cầm nắm và đụng chạm sẽ phát triển tốt hệ thống thần kinh phản xạ, trẻ sẽ trở nên linh hoạt và thoải mái hơn.
3. Ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét