Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Các kỹ năng giao tiếp vàng ở trẻ

Bố/Mẹ có biết, kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho bé trong cuộc sống ngày nay không những đa dạng, phong phú mà còn muôn màu muôn vẻ. Trong khi đó, xã hội ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu tiếp xúc của bé với môi trường xung quanh cũng tăng cao hơn. Vấn đề đặt ra ở đây chính là, “CÁC MẸ ĐÃ CHUẨN BỊ GÌ CHO HÀNH TRANG BƯỚC VÀO ĐỜI CỦA BÉ?”. Đây không những là câu hỏi hóc búa cho nhữngBố/Mẹ có con nhỏ từ 2 tuổi đến 6 tuổi, mà ngay cả những Bố/Mẹ có con đã đi học vẫn đang đau đầu không kém.

>>> 4 Phương pháp đơn giản để giao tiếp với trẻ
>>> Phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ thông qua những hoạt động thường ngày của cha mẹ
>>>  Trò chuyện với con một cách thông minh
Cũng chính vì các mẹ là người vun trồng – chăm sóc cho những búp măng non của đất nước, NAHI Kids mang đến cho các Bố/Mẹ giải pháp dạy kỹ năng sống cơ bản cho các bé vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần sâu sắc. Với bộ video gồm 7 tập phim hoạt hình ngắn sẽ dạy cho các bé cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh.Với những tình huống thực tế - cách xử lý khéo léo của các nhân vật cũng như những lời nhắn nhủ cụ thể chi tiết ở cuối mỗi đoạn phim sẽ trở thành những bài học thú vị đầy màu sắc cho bé yêu. (Bố mẹ có thể cho bé xem video Kỹ năng giao tiếp và ứng xử cho bé” tại Khuyên dùng trong "Rạp phimkho Nội Dung Số NAHI Kids).
1. Lễ phép khi ở nhà.
Với tập phim này, NAHI Kids mang đến cho bé tình huống vô cùng thực tế nhưng không kém phần dí dỏm, hài hước. Các bé sẽ được học cách tự sắp xếp đồ dùng cá nhân thông qua câu chuyện của 2 bạn nhỏ xinh xắn, đáng yêu. Ngoài ra, các bé còn được dạy cách tôn trọng Ông/Bà, Ba/Mẹ cũng như phải biết đi thưa về trình,... Các bé không những được học các kỹ năng sống mà qua đó các bé còn nhận được các lời giải thích thú vị từ những hành động có ý nghĩa đó.
Lễ phép khi ở nhà
2. Lễ phép khi khách đến nhà.
Không những dạy các bé cách ứng xử với mọi người trong gia đình, tập phim “Lễ phép khi khách đến nhà” sẽ dạy các bé cách ứng xử trong trường hợp có khách đến nhà trong khi Ba/Mẹ đang có việc riêng. Chỉ hơn 6 phút, NAHI Kids đã phác họa lại một tình huống vô cùng gần gũi với bé. Với tập phim này, các bé sẽ được học cách tìm hiểu về khách trước khi mời khách vào nhà cho đến phép lịch sự mời nước và trò chuyện với khách.Tất cả được cô đọng vô cùng đơn giản và dễ hiểu cùng với hình ảnh có màu sắc vô cùng bắt mắt chắc hẳn các bé sẽ rất thích thú với những bài học thú vị này.
3. Lịch sự khi làm khách.
Chắc hẳn các Ông Bố/Bà Mẹ đã đôi lần bối rối khi dắt các bé đến chơi nhà người thân, bạn bè. Những hành động ngây thơ, trong sáng của các bé đôi khi khiến Bố/Mẹ phải đỏ mặt, ngượng ngùng. Vì thế, với tập phim này NAHI Kids sẽ dẫn dắt các bé đến những quy tắc cơ bản khi làm khách. Các bé sẽ nắm được thời gian nên đi thăm người thân, bạn bè cũng như chào hỏi tất cả mọi người bất kể là người quen hay không quen cho đến việc khéo léo xin phép ra về sớm. Tất cả được miêu tả một cách rõ ràng, chi tiết giúp cho các bé dễ dàng nắm được những điều nên làm khi trở thành một vị khách “nhí” đáng yêu.
4. Lễ phép khi ở trường
Có thể nói, trường học là ngôi nhà thứ 02 của các bé. Nơi đây các bé không những gặp gỡ Thầy/Cô, bạn bè mà còn là nơi các bé được lĩnh hội kiến thức vô tận của Thế giới. Và nơi đây cũng chính là nơi biểu hiện tính cách của bé rõ nhất khi không có gia đình bên cạnh. Việc bé ngỗ nghịch, phá phách là không tránh khỏi nhưng để các bé có thể trở thành “con ngoan, trò giỏi” là không quá khó. NAHI Kids đã vẽ nên một bức tranh về ngôi trường học với những cô cậu học trò lễ phép, ngoan ngoãn từ cách chào hỏi các Thầy/Cô cho đến việc nghiêm chỉnh trong giờ học sẽ trở thành những lời nhắn nhủ đáng yêu cho bé của các mẹ.
Ứng xử với mọi người
Bên cạnh cách ứng xử với Thầy/Cô trong trường, đối với tập phim “Ứng xử với mọi người” sẽ mang đến cho các bé cách hòa nhập với các bạn trong lớp. Các bé sẽ tiếp thu được những điều nên nói hay không nên nói, những việc nào nên tránh làm với các bạn trong lớp. Các bé còn thấy được viễn cảnh bị bạn bè cách ly trong trường hợp các bé cư xử không khéo léo. Từ những mặt tốt cho đến những mặt xấu, NAHI Kids sẽ mang đến cho các bé một cách nhìn tổng thể hơn. Từ những lời nhắc nhở cho đến những lời răn đe, cảnh báo sẽ được chuyển tải một cách nhẹ nhàng nhất chắc hẳn sẽ để lại trong các bé những bài học quý giá.
       
                                                     Ứng xử với mọi người
6. Lịch sự nơi công cộng
Với tập phim “Lịch sự nơi công cộng” mang đến cho bé bài học về cách cư xử văn minh khi sử dụng phương tiện công cộng trong cuộc sống hàng ngày. Từ cách chủ động nhường ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ có con nhỏ cho đến nhắc nhở nam thanh niên không nên hút thuốc trên xe một cách vô cùng tế nhị và khéo léo. Thông qua tập phim này, các bé sẽ được lĩnh hội những điều cần lưu ý khi ở nơi cộng cộng một cách gần gũi nhất và đơn giản nhất mà ngôn ngữ thường ngày đôi khi không truyền tải được hết.
7. Lịch sự khi đi dự tiệc
Hiện nay, không ít bé ngay từ nhỏ đã được Bố/Mẹ dẫn đến những buổi tiệc sang trọng, trang nghiêm. Làm sao để các bé học trở thành những vị khách “bất đắc dĩ” một cách lịch sự, đáng yêu? Với tập phim này, các bé sẽ được hướng dẫn những quy tắc chào hỏi người chủ buổi tiệc cũng như tất cả quan khách có mặt. Kể cả những quy tắc ăn uống phải tế nhị, từ tốn trên bàn ăn cùng với nhiều người lớn. Các bé sẽ tiếp thu những cách cư xử tế nhị đó một cách nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn và sẽ không cảm thấy rắc rối, khó khăn như trước đây nữa.
Từ những tình huống thường ngày cho đến những tình huống mang tính trang trọng trong đời sống, đều được NAHI Kids mang vào thư viện nội dung số một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất. Với bộ video này, các Ông Bố/Bà Mẹ không còn phải đau đầu lo lắng làm sao con mình nhớ được những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống. Bố/Mẹ cũng không còn phải bối rối – đỏ mặt khi con mình quá hồn nhiên, ngây thơ. Tất cả đã được tích hợp một cách khéo léo trong thư viện của NAHI Kids, với 07 quy tắc ứng xử trong cuộc sống các bé vừa học vừa chơi xua tan đi nỗi lo cho các Ông Bố/Bà Mẹ nhé! 

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Các triệu chứng và cách điều trị của bệnh tự kỷ

Triệu chứng của bệnh tự kỷ thường bắt đầu trong 3 năm đầu đời của trẻ. Các bé trai thường mắc bệnh này nhiều hơn các bé gái.
>>> Phát triển kỹ  Phát huy khả năng giao tiếp ở trẻ giúp phát hiện sớm bệnh tự kỷ
>>> Sự cần thiết trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ
>>> Trò chuyện với con một cách thông minh 

 Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh thì cứ 1000 trẻ em thì có 4 em mắc bệnh này. Bệnh tự kỷ ngày càng có triệu chứng gia tăng trong những năm gần đây do tác động của nhịp sống kinh tế thị trường… Bài viết này mong muốn cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin cần thiết về bệnh tự kỷ, những biểu hiện của bệnh, các loại bệnh cũng như các phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ em.
chú ý bệnh tự kỹ của trẻ

Bệnh tự kỷ có nguyên nhân từ những xáo trộn trong hệ thống thần kinh làm suy giảm khả năng giao tiếp và hoà nhập cộng đồng. Bệnh sẽ gây ra những hạn chế trong nhận thức, hoạt động xã hội và khả năng cảm giác, cảm nhận của trẻ dẫn đến những bất thường trong thái độ và hành động hằng ngày.
Triệu chứng của bệnh tự kỷ thường bắt đầu trong 3 năm đầu đời của trẻ. Các bé trai thường mắc bệnh này nhiều hơn là các bé gái. Bệnh tự kỷ chịu tác động của rất nhiều yếu tố như nền tảng xã hội, môi trường học tập, cách giáo dục của cha mẹ. Chính vì thế các cá nhân khác nhau có các biểu hiện của bệnh khác nhau và mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng khác nhau.
1. Các biểu hiện thường thấy của trẻ tự kỷ
Bệnh tự kỷ theo nghiên cứu của các bác sĩ Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh gồm có các biểu hiện cụ thể sau:
Hành động bất thường: Trẻ em mắc bệnh tự kỷ thường có những hành động bất thường như bắt chước một số hành động của các trẻ em đặc biệt khác, chống lại sự thay đổi nếp sống hằng ngày, tránh giao tiếp bằng ánh mắt mà chủ yếu bằng lời, hò hét. Đôi khi trẻ khó ngủ, không kiểm soát được tình cảm của bản thân dẫn tới những hành động hung hăng, gây gổ đối với những người xung quanh.
Khó khăn trong giao tiếp: Các giao tiếp xã hội của trẻ em tự kỷ bị cản trở rất lớn vì những khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ cũng như hiểu về ý nghĩa của ngôn ngữ. Chính vì thể trẻ em tự kỷ thường ngại tiếp xúc, tránh tiếp xúc với thế giới bên ngoài, sống khép kín.
Lười vận động: Trẻ tự kỷ thường tránh những hoạt động và học tập mang tính tương tác cho dù là những hoạt động bình thường nhất. Chúng chỉ phát triển rất nhỏ những hành động bắt chước và mang tính chất tưởng tượng nhưng chúng lại gặp khó khăn trong việc thể hiện chúng.
Các biểu hiện sớm của bệnh tự kỷ: Các triệu chứng của trẻ tự kỷ phát triển từ 3 đến 10 tuổi, tuy nhiên những biểu hịên đầu tiên của trẻ tự kỷ thường là ánh mắt đề phòng cảnh giác. Tuy nhiên các bác sĩ tại Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh đã nghiên cứu trên những bệnh nhân điển hình và đưa ra những biểu hiện khác như:
- Phản hồi trong giao tiếp chậm hoặc rất hạn chế
- Kém ăn
- Sự thay đổi mạnh mẽ trong biểu hiện cảm xúc
- Hờ hững và không tự tin khi tiếp xúc với môi trường xung quanh.
- Sự thay đổi đột ngột trong cách cư xử từ bình thường tới gây gổ, hay cáu giận hoặc sống khép mình cô lập.
2. Cách điều trị
Mỗi một trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ có các biểu hiện khác nhau, chính vì thế không có phương pháp điều trị chuẩn cho tất cả các trường hợp. Các bậc cha mẹ nên lựa chọn những phương pháp điều trị sau đây để áp dụng phù hợp cho con mình.
Phương pháp y học: Thuốc có tác dụng kiểm soát đựơc những biểu hiện của bệnh. Việc cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết cũng như cân bằng chế độ ăn sẽ giúp trẻ giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó các thuốc chống suy nhược và thuốc bổ thần kinh cũng giúp trẻ ổn định hơn.
Liệu pháp giao tiếp: Liệu pháp về giao tiếp sẽ giúp trẻ có những sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, hạn chế giao tiếp bằng những hình thức phi ngôn ngữ khác. Khuyến khích và động viên trẻ giao tiếp sẽ giúp trẻ tương tác được với xã hội, vượt qua những rào cản về tình cảm, tâm lý trong giao tiếp. Những câu chuyện về xã hội sẽ giúp trẻ hiểu được những sự việc đang diễn ra ngoài xã hội, phát triển cảm nhận, cảm giác và bộc lộ ý kiến của mình. Điều này cho thấy các bậc cha mẹ khi có trẻ bị tự kỷ nên dành nhiều thời gian và kiên nhẫn nói chuyện với con. Khi cha mẹ gần gũi, trò chuyện, trẻ sẽ quên và mất dần suy nghĩ ngại ngùng sợ sệt trong giao tiếp.
Liệu pháp hành vi: Liệu pháp hành vi giúp giảm các hành động bắt chước, những hành vi không phù hợp hoặc gây gổ ở trẻ. Liệu pháp này được áp dụng dựa trên niềm tin rằng sẽ phá vỡ một vài thói quen nào đó bằng cách xây dựng những thói quen mới. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xử lí một vài hành vi điển hình nào đó, thường xuyên động viên và khen thưởng mỗi khi chúng có những biểu hiện tốt.
Điều trị bệnh ở những trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ là một giai đoạn khó khăn, nó mang đến sự bất an, lo lắng ở cả phụ huynh và trẻ em. Mặc dù không thể chữa khỏi, nhưng phát hiện sớm bệnh và có những can thiệp hữu dụng có thể giúp trẻ tự kỷ phát triển chức năng tốt hơn và cải thiện được cuộc sống của chúng.


Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ thông qua các hành động thường ngày của cha mẹ

Bé 3 tuổi đang phát triển kỹ năng giao tiếp theo hình thức mô phỏng là chủ yếu. Bạn có biết những câu nói của cha mẹ dù vô tình hay chủ ý sẽ dạy trẻ cách bày tỏ cảm xúc, sự cảm ơn, biểu đạt mong muốn… dần dà hình thành nên lối giao tiếp của trẻ?

>>> Các kỹ năng cần phát triển ở trẻ em

>>> Trò chuyện với con một cách thông minh

>>> Dạy trẻ giao tiếp với người lạ

Bé 3 tuổi và bước tiến trong kỹ năng giao tiếp
Ở lứa tuổi lên 3, trẻ đang dần dà học cách thể hiện những gì mình muốn làm hoặc nhờ người khác làm. Đây cũng là thời điểm kỹ năng giao tiếp của bé phát triển.
Bé sẽ quan sát và mô phỏng lại cách giao tiếp của ba mẹ để thể hiện mong muốn của mình, chẳng hạn như mỗi khi bạn nói: “Xin lỗi” trước khi bạn cắt ngang một cuộc trò chuyện, bé 3 tuổi sẽ ý thức được rằng đây là cách gián đoạn nhã nhặn mà không xen vào vô phép.
Bé 3 tuổi: Kỹ năng giao tiếp
Hãy cẩn thận! Các bé 3 tuổi đang quan sát và bắt chước bạn đấy.
Chú ý khi giao tiếp với trẻ
Giai đoạn này cần phỉ đặc biệc chú ý do trẻ sẽ mô phỏng lại các hành vị của cha mẹ như 1 chuẩn mực giao tiếp cho mình . Do đó, các bậc làm cha làm mẹ phải ghi nhớ các điều sau đây 
Khi gợi ý: “Bin à, con hãy hỏi bạn Ti xem con có thể mượn chơi xe đạp của bạn được không nào” là cách bạn dạy bé làm thế nào để hỏi mượn đồ chơi.
Nhắc bé: “Hãy nói cảm ơn khi con nhận quà nhé” là lúc bạn dạy trẻ làm thế nào bày tỏ lòng biết ơn.
Đề nghị: “Bây giờ mẹ giữ thùng và con đổ nước vào nhé?” là mô phỏng cách phân chia công việc.
Nói với bé: “Điều đó làm mẹ thấy buồn (hoặc giận)” là chỉ cho bé cách thể hiện cảm xúc tốt hơn nhiều so với việc bạn nổi trận lôi đình, bởi trẻ đang quan sát và mô phỏng “bắt chước” rất nhanh những điều học được từ cha mẹ. Bạn nên đảm bảo mình đang giao tiếp với trẻ theo cách bạn mong muốn được đáp lại từ con.
Cuộc sống của mẹ: Làm sao để thu hút sự chú ý của bé?
Các bé 3 tuổi thường ít tập trung, dễ phân tâm bởi những lôi cuốn bên ngoài. Nếu muốn bé chú ý, cha mẹ nên nói chuyện với bé nhẹ nhàng thôi.
Bạn nghĩ rằng nói to hơn sẽ là cách tốt, nhưng thực ra la hét có thể khiến trẻ hoảng sợ. Nếu phải nghe mắng quá thường xuyên, thông thường trẻ sẽ lảng trốn hoặc bỏ ngoài tai.
Mặc khác, nói chuyện dịu dàng hoặc thì thầm lại rất có sức hấp dẫn với trẻ. Bé sẽ không có cách nào khác là chạy đến gần hơn để nghe điều mẹ đang nhắn nhủ.
Kích thích trí tò mò của trẻ: Trẻ mẫu giáo cũng thấy hấp dẫn đối với những từ như bí mật,đặc biệt và kỳ diệu, điều này làm trẻ nghĩ tất cả những lời đề nghị sẽ có điều gì đó tuyệt vời và thú vị sắp xảy ra.

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

các giai đoạn phát triển giao tiếp ở trẻ từ 1 - 4 tuổi

ki-nang-giao-tiepGiai đoạn 12-18 tháng tuổi, bé bắt đầu nói và hiểu được lên tới 20 từ, thậm chí bé còn nói được một vài câu ngắn có nghĩa và đủ ý. Trong giai đoạn này cha mẹ cần biết một số kĩ năng giao tiếp mà bé có học được để có định hướng giáo dục cho con.



Giai đoạn 18-24 tháng
- Sử dụng câu có 2-3 từ.
- Làm ngay được theo nhiều yêu cầu đơn giản.
- Hiểu những câu hỏi đơn giản.
- Thích thú khi được bố mẹ đọc sách cho nghe.
- Bé hiểu được cả những câu phức tạp hơn.
- Biết chỉ vào những bộ phận cơ thể khi được hỏi.
Giai đoạn 2-3 tuổi
kỹ năng giao tiếp ở trẻ

(Ảnh minh họa, nguồn Internet)
- Bé nói được nhiều câu đơn giản. Nói và hiểu được trên 200 từ.
- Hoàn thành tốt những nhiệm vụ đơn giản khi được mẹ yêu cầu.
- Bé chỉ tay vào hình trong sách khi được hỏi.
Giai đoạn 3-4 tuổi
- Nói rõ ràng tới mức người ngoài gia đình có thể hiểu được bé đang nói gì.
- Nói cả được một đoạn với nhiều câu nối tiếp.
- Sự hiểu biết ở bé càng ngày càng được cải thiện đáng kể.

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Các kỹ năng cần phát triển ở trẻ em

Con người là một sinh vật xã hội – ngay từ khi sinh ra, con người đã có nhu cầu liên lạc, giao tiếp và ứng xử với môi trường và những người xung quanh để phát triển và tồn tại. Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một trong những kiến thức nền tảng của con người...


I. SỰ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Không phải đợi đến khi trẻ đi học, thì cha mẹ mới quan tâm đến việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, mà ngay từ nhỏ đã phải có những quan tâm và tác động đến viêc phát triển kỹ năng cần thiết này, mà một trong những mối quan hệ chính yếu chính là kỹ năng giao tiếp giữa mẹ và con.
1. Kỹ năng giao tiếp của trẻ qua các lứa tuổi
    Ngay từ khi bé chào đời, thì giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp bé tồn tại và phát triển, bé giao tiếp qua ánh mắt, qua các cử động của tay chân và đặc biệt là qua tiếng khóc… Một người mẹ có sự quan tâm và gần gũi con chắc chắn sẽ hiểu khi nào bé khóc vì đói, khi nào bé khóc vì đau, vì sợ và cả vì nhõng nhẽo nữa !
    Khi biết nói ở lứa tuổi lên 3, thì bé bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đồng thời với khả năng bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ qua ánh mắt với những nét mặt và các dấu hiệu của cơ thể, nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ giúp cho bé hình thành sự tự tin vào bản thân cũng như xây dựng  những mối tương giao với mọi người xung quanh.
    Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một năng lực cần thiết cho trẻ mở rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Đây là một kỹ năng phức tạp bao gồm nhiều yếu tố  khác nhau, vì thế ngoài năng lực nội tại của trẻ,  phụ huynh cũng cần quan tâm  giúp trẻ phát triển về kỹ năng giao tiếp bằng cách kích thích nhiều giác quan, mà chủ yếu là nghe – nhìn và đụng chạm.
    2. Các công cụ giao tiếp:
      Mắt là cơ quan tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài, phụ huynh cần có biện pháp bảo vệ mắt của trẻ, không cho trẻ tiếp xúc nhiều và lâu với những nguồn ánh sáng chói chang. Đặc biệt là với màn hình vi tính và TV sẽ gây ra những tác động xấu về cả thị lực lẫn sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhất là trong lúc ăn. Mặc dù đây là một trong những thói quen của nhiều bậc cha mẹ vì cho rằng trẻ thích như vậy, thu hút được sự tập trung nên trẻ sẽ ngồi yên để ăn. Nhưng thực tế là trẻ bị “chìm đắm” trong giòng thác âm thanh và hình ảnh khiến trẻ dần dần trở nên thụ động .
      Tai cũng là một cơ quan cần thiết để giúp trẻ nhận ra các thông tin, tiếp nhận ý nghĩa của từ ngữ để hình thành ngôn ngữ, nếu trẻ phải sống trong một môi trường quá yên lặng, không có tiếng nói của những người xung quanh hay ngược lại quá ồn ào, hỗn độn với nhiều tạp âm, trẻ cũng không thể phát triển về ngôn ngữ bằng lời nói của mình.
      Sự cảm nhận qua xúc giác trên da và bằng sự cầm nắm cũng giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, chính vì vậy mà trẻ sơ sinh rất cần được sự ôm ấp, vuốt ve và được tạo cơ hội cầm nắm các đồ vật với những tính chất khác nhau từ cứng, mềm cho đến láng trơn hay sần sùi … Trẻ được tiếp xúc nhiều qua sự cầm nắm và đụng chạm sẽ phát triển tốt hệ thống thần kinh phản xạ, trẻ sẽ trở nên linh hoạt và thoải mái hơn.
      3. Ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp:
        Ngôn ngữ được xem là công cụ chính trong việc giao tiếp, từ khi sinh ra cho đến khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên thì trẻ giao tiếp bằng tiếng khóc, và cử chỉ, ánh mắt… Khi trẻ bắt đầu nói và ngôn ngữ sẽ được phát triển rất nhanh từ khi trẻ trên 12 tháng, cho đến khi trẻ được 5 tuổi thì ngôn ngữ đã hoàn thiện, trẻ có đủ vốn từ ( khoảng 2000 từ ) để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Việc giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ thông qua việc trò chuyện với trẻ, cho trẻ chơi những trò chơi phát triển ngôn ngữ, đọc sách hay kể chuyện cho trẻ nghe là những hoạt động  cần thiết để giúp trẻ đạt được sự giao tiếp tốt nhất.
        Tuy nhiên, không phải cứ nói nhiều, nói hoài với trẻ là tốt, mà nhiều khi một bà mẹ nói chuyện quá nhiều với con, nói những câu dài và trả lời luôn cho con khiến trẻ chỉ biết gật gù , lại là một trong những nguyên nhân gây ra sự thụ động hay chậm nói cho trẻ.
        II. KỸ NĂNG GIAO TIẾP XÃ HỘI
          Kỹ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho trẻ. Không có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn là tình trạng không hiểu được nhau ! Trẻ không hiểu người lớn muốn gì ở mình và người lớn cũng không hiểu trẻ cần điều gì nếu như không xây dựng được một mối quan hệ tốt thông qua những kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
          1. Hình thành sự tương tác hiệu quả :
            Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất,  trong giai đoạn ngôn ngữ chưa phát triển, thì hình ảnh lại có một vai trò to lớn trong việc giúp cho trẻ giao tiếp với những người xung quanh và xây dựng ngôn ngữ ngày một hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, không phải hình ảnh nào cũng hữu ích mà không ít những hình ảnh sẽ tạo ra những hiệu ứng không tốt cho trẻ. Chính vì thế, những hành động mang tính làm gương của bố mẹ hay làm mẫu cho trẻ bắt chước theo là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc cho trẻ xem chính những hình ảnh của trẻ trong các sinh hoạt hằng ngày và hình ảnh diễn tả cảm xúc ( Hình bé khóc, cười, giận, hờn, lo lắng … ) sẽ giúp trẻ nhận ra được những cảm xúc để có thể biết cách diễn tả, từ đó đi đến việc làm chủ cảm xúc.
            Chúng ta hãy cho trẻ xem các ảnh chụp và phụ đề dùm cho bé: Này, hình con đang uống sữa này, sữa ngon quá  “ – À ! con đang khóc nè, ui hai má tèm lem nước mắt nước mũi , tức cười quá !” “ con có vẻ lo lắng quá, con lo cái gì vậy ?” Chúng ta không nhất thiết buộc trẻ phải trả lời, mà chỉ cần trẻ hiểu được câu nói của mình là đủ.
            Việc cho trẻ ra ngoài chơi nơi công viên, nhà sách, siêu thị cũng là một biện pháp hiệu quả giúp trẻ phát triển trí nhớ hình ảnh để làm cho vốn từ ngữ của mình ngày một phong phú hơn. Điều này đòi hỏi bố mẹ cần có kinh nghiệm để ứng xử với những hành vi kém thích nghi như : Không biết kìm chế, tự tiện lấy những món hàng bầy bán, đòi hỏi bố mẹ phải mua cho mình những món ưa thích nếu không thì sẽ ăn vạ… Đây cũng là một yêu cầu trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ.
            2. Các hành vi ứng xử thích hợp/ không thích hợp
              Trong đa số gia đình, trẻ hầu như được bảo vệ và chăm sóc theo  nguyên tắc là phụ thuộc và nuông chiều. Các bậc cha mẹ thường cho trẻ ăn những món mà họ cho rằng rất bổ dưỡng cho trẻ, cho trẻ mặc những y phục mà theo họ là thích hợp, và buộc trẻ phải có những hành vi ứng xử mà họ nghĩ rằng đó là sự vâng lời.
              Tất cả những điều đó sẽ là tốt đẹp nếu nó ở một chừng mực nào đó, nếu vẫn có những lĩnh vực và không gian cho phép trẻ có cơ hội để bộc lộ những sở thích cá nhân, những hành vi tự chủ. Nhưng nó sẽ là một bi kịch vì sẽ dẫn đến những xung đột trong việc giao tiếp, tạo cho trẻ những nhận thức và hành vi không phù hợp khi trẻ bắt đầu tiếp xúc, hình thành các khả năng giao tiếp với xã hội bên ngoài, nếu như trẻ phải tiếp nhận những sự bắt buộc. Ngược lại là một sự nuông chiều, trẻ được chấp nhận mọi yêu cầu vô điều kiện với suy nghĩ đơn giản là trẻ nhỏ chưa biết gì, chiều nó một chút cũng không sao, nhưng điều đó sẽ tạo nên những hành vi và nhận thức sai lệch của trẻ mà lâu dần sẽ biến thành thói quen rất khó thay đổi !
              Vì vậy ngay từ nhỏ trẻ cũng cần phải biết những hạn chế về không gian và thời gian, trong nhà có những chỗ không thể chơi đùa, và dĩ nhiên là phải có chỗ được chơi tự do. Trong việc ăn uống, vui chơi cũng có những mốc thời gian, sẽ có những khoản thời gian nhất định cho việc ăn uống chơi đùa và học tập. Trẻ cũng cần có một cái lịch hoạt động cho các công việc của mình từ sáng đến chiều để có được sự ổn định và hình thành tư duy logic – biết cái gì xảy ra trước, cái gì sẽ đến để có được những chuẩn bị và đáp ứng thích hợp.
              Đối với người lớn, trẻ cần được tập cho những lời nói lễ phép và tự nhiên, không quá màu mè và hình thức nhưng cũng không được phép cộc lốc và xuồng sã – Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách giao tiếp và ứng xử của bố mẹ với người khác. Chúng ta sẽ không thể cấm trẻ nói năng thô lỗ nếu chính bố mẹ thích “xả rác bằng miệng” và cũng không thể buộc trẻ lễ phép khi bố mẹ không có những hành vi lịch sự tối thiểu.
              Ngoài bố mẹ, trẻ có thể bắt chước các hành vi và ngôn ngữ không thích hợp ở họ hàng, những người giúp việc hay thậm chí cả những người hàng xóm nếu gia đình sống trong một khu phố lao động, trẻ em thường xuyên tiếp xúc với nhiều hạng người khác nhau. Vì thế, chúng ta cũng cần lưu ý đến những nguồn có khả năng gây “ô nhiễm” cho lời nói và hành động của trẻ, mà nhiều khi rất nặng nề nếu như không được ngăn ngừa và phát hiện sớm.
              3. Biện pháp giáo dục và tác động:
                Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng  thực hành . Những lời dạy dỗ sáo rỗng không đem lại kết quả tốt mà còn phản tác dụng, khi trẻ em được chứng kiến những cảnh: nói vậy mà không phải vậy – vì chắc chắn trẻ sẽ nhìn vào hành động của người lớn chứ không nghe theo những gì mà người lớn dạy bảo, trừ khi có những hành động minh chứng cho sự dạy dỗ đó.
                Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quá lo lắng cho rằng mình phải là một bậc cha mẹ mẫu mực thì mới có thể dạy con ứng xử hay mới có thể là một tấm gương cho con noi theo. Chúng ta cũng có những khó khăn và hạn chế về năng lực và tính cách. Nhưng điều quan trọng là chúng ta không nên che đậy, dấu diếm hay đóng kịch trước mặt trẻ. Các em sẽ nhận ra điều này và sẽ không còn tin cậy vào chúng ta nữa, đó mới là điều nguy hiểm nhất.
                Chúng ta hãy giáo dục con bằng cả tấm lòng với sự trung thực, đôi khi ngay cả với những ứng xử và ngôn ngữ vụng về của bố mẹ lại có những tác động mạnh mẽ đến đứa con hơn là những hành vi và lời nói hoa mỹ “đúng chuẩn quốc tế” . Ở một góc độ khác, với trẻ nhỏ chúng ta nên tránh hay hạn chế tối đa những câu nói bóng gió, những câu có ý nghĩa ẩn dụ ngược lại. Nếu chúng ta không muốn trẻ đi ra ngoài sân thì hãy nói thẳng : “ Mẹ không muốn con ra ngoài sân lúc này” hơn là : “ Ừ có giỏi thì cứ đi đi” trẻ sẽ hoang mang trước câu nói và thái độ của chúng ta lúc đó, và sẽ dần dần không muốn giao tiếp với bố mẹ nữa vì bé không hiểu là mẹ muốn gì !
                Ngoài ra, với trẻ nhỏ thì phạm vi giao tiếp còn rất hạn chế cũng như đơn giản, thông thường trẻ chỉ tiếp xúc với những người trong gia đình và nếu có với người lạ thì cũng có bố mẹ ở bên cạnh để “đỡ đòn” vì thế cũng không nhất thiết phải dạy trẻ quá nhiều thứ . Nhưng một trong những điều mà trẻ cần phải học và nhận biết một cách đầy đủ, đó là tính tôn trọng – Điều này được thể hiện qua các khía cạnh sau : 
                -          Biết nói lời xin lỗi, biết nói cám ơn.
                -          Không cướp lời, nói leo khi người khác nói.
                -          Không tự tiện lấy và sử dụng đồ dùng của người khác.
                Và cả ba khía cạnh này sẽ được trẻ học rất tốt qua sự làm gương của bố mẹ, khi chúng ta biết cám ơn và xin lỗi những người mà chúng ta tiếp xúc trên đường phố, hay trong sự va quẹt khi giao thông, cũng như ở ngay ở trong gia đình khi chính bố mẹ không tự tiện lục  cặp của trẻ, không tự tiện lấy những món đồ của trẻ hay của người khác để sử dụng cho riêng mình thì chắc chăn việc chúng ta dạy các em những ngôn ngữ giao tiếp này rất dễ dàng.
                III. KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA TRẺ VỚI TRẺ
                  Nếu chúng ta quan sát một nhóm trẻ chơi trong các lớp mẫu giáo, thì sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những nhóm trẻ chơi với một loại công cụ hay những món đồ chơi nào đó nhưng hầu như chúng không có sự phối hợp với nhau. Nói cách kh

                  ác, trẻ chưa có khả năng cùng chơi với nhau hay biết phối hợp để chơi. Trẻ chơi theo khả năng nhận thức và tư duy của bản thân và điều này mang tính cá nhân, không trẻ nào giống trẻ nào.
                  1. Phát triển kỹ năng giao tiếp nơi trẻ nhỏ
                    Giao tiếp ở trẻ rất quan trọng
                    Vì vậy, trong chương trình giáo dục MG, thì các trò chơi chung và những hoạt động như đóng kịch ( theo các câu chuyện kể ) và chơi các trò chơi sắm vai chính là để tập cho trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội.
                    Trong phạm vi gia đình thì chúng ta nên thường xuyên dẫn trẻ đi chơi ngoài công viên, tạo điều kiện cho trẻ mời bạn bè về nhà cùng chơi với nhau dưới sự sắp xếp và gợi ý của bố mẹ là những biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp với bạn bè của các em.
                    Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác, chính chúng ta nên chơi với trẻ và tập cho các bé những cách chơi mang tính lần lượt, thay phiên nhau : Mẹ vẽ một vòng, bé vẽ một vòng – mẹ xếp một khối gỗ, bé xếp một khối khác lên… hay chơi những trò chơi buôn bán, mẹ là người mua hàng, bé là người bán hàng … Khi trẻ đã quen những trò chơi cùng nhau như thế, thì khi đến lớp sẽ dễ dàng tham gia các hoạt động cùng với các bạn hơn.
                    2. Giúp trẻ những ứng xử thích hợp:
                      Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt bát linh động nhưng cũng có những trẻ chậm chạp, thụ động hoặc quá nóng nảy, hiếu động… Vì thế, chúng ta cần phải biết rõ tính cách của con em mình để có thể cho các chơi với những người bạn thích hợp với cá tính hầu tránh xẩy ra những va chạm về tính cách.
                      Nhưng trong các trường hợp nếu có xảy ra các va chạm thì chúng ta cũng không nên vì lòng thương con mà trở nên thiếu khách quan, có những ứng xử thiên lệch, bao che cho con mình, vì điều đó tuy giúp cho các em có những kết quả nhất thời nhưng sẽ để lại những hậu quả tai hại về sau trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Khi hai trẻ cùng gây gổ, thì chúng ta nên tách các em ra và phê bình hành vi của các em như “ôi, giàng nhau đồ chơi là không tốt đâu, mẹ không thích chút nào” chứ không phê bình bản thân đứa trẻ : Con tệ quá, sao lại giành đồ chơi của bạn như thế ?” hay có phản ứng tệ hơn : “ Thôi, đừng thèm chơi với bạn đó nữa, về nhà mẹ cho đồ chơi đẹp hơn”.
                      Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng nền tảng để giúp trẻ nhận biết các giá trị sống và hình thành các kỹ năng sống - Vì thế cần được quan tâm và giúp trẻ phát triển một cách tiệm tiến - từng bước một trong suốt chiều dài phát triển nhân cách của trẻ