Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Các đặc điểm về ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi

 Đối với trẻ mầm non nói chung  và trẻ 5 tuổi nói riêng , trẻ  thường rất nhạy cảm đối với các  ngôn từ. Vì vậy, nên các bậc phụ huynh  hãy hiểu đặc thù ngôn ngữ của bé để giúp bé phát triển tốt nhất ở độ tuổi lên năm.
>>> Các kỹ năng giao tiếp vàng ở trẻ
>>>  Phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ thông qua các hành động thường ngày của cha mẹ

Giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ


Dùng cách đơn giản để nói về những đồ vật và quan hệ giữa chúng, mở rộng phạm vi nhận thức cho bé, xúc tiến khả năng ngôn ngữ và biểu đạt. Cho trẻ xem những bức tranh, sách ảnh, dạy bé biết tên gọi của các đồ vật rồi chỉ vào tranh hoặc hình trong sách hỏi “Đây là cái gì?” “Dùng ra sao. Nguyên tắc quan trọng khi dạy bé yêu 5 tuổi của bạn "Khen là chính, trừng phạt hãn hữu". Trong đó, khi khen cần tức thời, cụ thể, còn phạt có thể để sau, lúc trẻ đã bình tĩnh. Bố mẹ cũng đừng bắt bé hứa quá nhiều và tránh không bắt con học chữ quá nhiều trước khi đủ tuổi đến trường, hãy để bé có thời gian vui chơi và học tập những kinh nghiệm khác phù hợp với lứa tuổi. Bạn nên tạo cho bé một góc riêng để trẻ tự bài trí theo ý thích của mình.

Tập cho bé trả lời câu hỏi:  Lúc này, bé đã bắt đầu thích nghe người lớn kể chuyện. Khi ba mẹ kể chuyện cho bé nghe, bắt đầu phải kể chầm chậm từng đoạn, phát âm rõ ràng, diễn cảm, có thể căn cứ vào câu chuyện mà diễn tả một vài động tác để làm tăng sự chú ý và hứng thú, vui thích cho bé. Bé thích nghe kể chuyện, có thể sẽ đòi kể đi kể lại nhiều lần, hoặc đòi kể chuyện về những sự vật mà bé đã trông thấy… Trong và sau khi kể chuyện cha mẹ đặt câu hỏi liên quan đến nội dung và các câu hội thoại trong chuyện để kích thích khả năng ngôn ngữ, cách đặt câu và sử dụng từ ngữ ở trẻ như " theo con thì trước khi đi làm mẹ thỏ sẽ dặn các con ở nhà phải như thế nào nhỉ? Cha mẹ cần khuyến khích trẻ trả lời, khi bé trả lời chính xác cần động viên khích lệ bé, nếu trẻ chưa nghĩ ra được câu trả lời thì cha mẹ không chế nhạo trẻ mà hướng dẫn trẻ cách trả lời đúng, tuyệt đối không trả lời thay trẻ để trẻ không ỷ lại.

Hãy cho bé quan sát thiên nhiên: Nếu có cơ hội, hãy đưa bé đến công viên, về quê để bé có thể có cơ hội gần với thiên nhiên nhất. Trong quá trình quan sát thiên nhiên, bố mẹ ông bà và người thân nên đặt câu hỏi dẫn dắt sự tập trung chú ý của trẻ vào các đặc điểm, các dấu hiệu đặc trưng, giúp trẻ nhận biết đối tượng một cách toàn diện và chính xác. Các câu hỏi trong quá trình quan sát không chỉ kích thích duy trì hứng thú và nhu cầu nhận thức của trẻ mà còn tích cực hóa hoạt động của các giác quan và các thao tác tư duy cho trẻ. Bằng cách sử dụng các câu hỏi sẽ khuyến khích trẻ không chỉ dùng mắt nhìn mà còn dùng tai để nghe, tay để sờ, nắn, đo đếm, mũi để ngửi, lưỡi để nếm… kết quả của việc sử dụng các giác quan một cách tích cực trong quá trình quan sát, một mặt giúp cho các giác quan của trẻ trở nên tinh nhạy hơn, mặt khác làm cho biểu tượng của trẻ trở nên nhanh nhạy và chính xác, và từ đó khả năng biểu đạt ngôn ngữ của bé sẽ tốt hơn.

 

Đặc điểm ngôn ngữ bé 5 tuổi:

Bé đã sử dụng được những câu từ phức tạp hơn: Trẻ 5 tuổi đã sử dụng các loại câu tường thuật để miêu tả sự vật, hiện tượng, con người, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu hô ứng. Để cố gắng hiểu được thế giới xung quanh, trẻ em không ngừng đặt câu hỏi. Có thể nói câu gồm 4-5 chữ; biết dùng chữ “đã” hay “rồi” để diễn tả quá khứ; vốn từ khoảng 1500 chữ, biết phân biệt nhiều mầu sắc, hình thể; hay hỏi “tại sao,” “ai”.. Bé yêu cũng đã có thể có những lời nói bày tỏ được cảm xúc hoặc nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân như là “Con nhớ ông nhiều lắm, mẹ con cũng nhớ ông”. Bé cũng biết sử dụng lời nói để thoả thuận, trao đổi, hợp tác, chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động vui chơi hay kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe hiểu được, kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo đúng trình tự.

Trẻ 5 tuổi thích dùng và diễn giải các ký hiệu, biểu tượng: Hầu hết trẻ ở độ tuổi này rất nghiêm túc muốn học hỏi, và một số có thể học các cơ chế đọc viết nhanh hơn những đứa khác. Chúng thích tự mình đọc menu và gọi món, diễn giải các biển báo giao thông, tự viết danh sách các món đồ cần mua, và tự viết tên lên nhãn tập hoặc các bức tranh do chúng vẽ. Chúng có thể hình dung ra trong đầu những vấn đề đơn giản và có thể nắm bắt khái niệm cộng trừ, dù có thể chúng phải xòe tay ra đếm trước khi trả lời.


Bé đã biết nắn nót ngôn ngữ trong giao tiếp: Khi sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, lúc này bé yêu của bạn đã biết kiên nhẫn chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện, thảo luận (không nói leo, không ngắt lời người khác); bé cũng biết hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói. Thậm chí bé đã biết cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa, vâng ạ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Đôi lúc, bé sẽ làm bạn ngạc nhiên bởi cái cách cư xử như một người lớn thực sự của bé đó

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non

Ngay từ lúc mới sinh ra , con người đã có nhu cầu giao tiếp,liên lạc và ứng xử với môi trường và những người xung quanh để phát triển và tồn tại. Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một trong những kiến thức cơ bản của con người.Trong khuân khổ bài viết này,tác giả sẽ giới thiệu với phương pháp để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
>>> Phát triển và bồi dưỡng năng lực giao tiếp cho trẻ 1-3 tuổi
>>> Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 3 tuổi

SỰ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Không phải đợi đến khi trẻ đi học, thì cha mẹ mới quan tâm đến việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, mà ngay từ nhỏ đã phải có những quan tâm và tác động đến viêc phát triển kỹ năng cần thiết này, mà một trong những mối quan hệ chính yếu chính là kỹ năng giao tiếp giữa mẹ và con.

1. Kỹ năng giao tiếp của trẻ qua các lứa tuổi



Ngay từ khi bé chào đời, thì giao tiếp đã là một kỹ năng quan trọng giúp bé tồn tại và phát triển, bé giao tiếp qua ánh mắt, qua các cử động của tay chân và đặc biệt là qua tiếng khóc... Một người mẹ có sự quan tâm và gần gũi con chắc chắn sẽ hiểu khi nào bé khóc vì đói, khi nào bé khóc vì đau, vì sợ và cả vì nhõng nhẽo nữa !
Khi biết nói ở lứa tuổi lên 3, thì bé bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đồng thời với khả năng bộc lộ cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ qua ánh mắt với những nét mặt và các dấu hiệu của cơ thể, nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ giúp cho bé hình thành sự tự tin vào bản thân cũng như xây dựng những mối tương giao với mọi người xung quanh.
Vì thế kỹ năng giao tiếp được xem là một năng lực cần thiết cho trẻ mở rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Đây là một kỹ năng phức tạp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, vì thế ngoài năng lực nội tại của trẻ, phụ huynh cũng cần quan tâm giúp trẻ phát triển về kỹ năng giao tiếp bằng cách kích thích nhiều giác quan, mà chủ yếu là nghe - nhìn và đụng chạm.

 2. Các công cụ giao tiếp:



Mắt là cơ quan tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài, phụ huynh cần có biện pháp bảo vệ mắt của trẻ, không cho trẻ tiếp xúc nhiều và lâu với những nguồn ánh sáng chói chang. Đặc biệt là với màn hình vi tính và TV sẽ gây ra những tác động xấu về cả thị lực lẫn sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhất là trong lúc ăn. Mặc dù đây là một trong những thói quen của nhiều bậc cha mẹ vì cho rằng trẻ thích như vậy, thu hút được sự tập trung nên trẻ sẽ ngồi yên để ăn. Nhưng thực tế là trẻ bị "chìm đắm" trong giòng thác âm thanh và hình ảnh khiến trẻ dần dần trở nên thụ động .
Tai cũng là một cơ quan cần thiết để giúp trẻ nhận ra các thông tin, tiếp nhận ý nghĩa của từ ngữ để hình thành ngôn ngữ, nếu trẻ phải sống trong một môi trường quá yên lặng, không có tiếng nói của những người xung quanh hay ngược lại quá ồn ào, hỗn độn với nhiều tạp âm, trẻ cũng không thể phát triển về ngôn ngữ bằng lời nói của mình.
Sự cảm nhận qua xúc giác trên da và bằng sự cầm nắm cũng giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, chính vì vậy mà trẻ sơ sinh rất cần được sự ôm ấp, vuốt ve và được tạo cơ hội cầm nắm các đồ vật với những tính chất khác nhau từ cứng, mềm cho đến láng trơn hay sần sùi ... Trẻ được tiếp xúc nhiều qua sự cầm nắm và đụng chạm sẽ phát triển tốt hệ thống thần kinh phản xạ, trẻ sẽ trở nên linh hoạt và thoải mái hơn.
3. Ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp:

Ngôn ngữ được xem là công cụ chính trong việc giao tiếp, từ khi sinh ra cho đến khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên thì trẻ giao tiếp bằng tiếng khóc, và cử chỉ, ánh mắt... Khi trẻ bắt đầu nói và ngôn ngữ sẽ được phát triển rất nhanh từ khi trẻ trên 12 tháng, cho đến khi trẻ được 5 tuổi thì ngôn ngữ đã hoàn thiện, trẻ có đủ vốn từ ( khoảng 2000 từ ) để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Việc giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ thông qua việc trò chuyện với trẻ, cho trẻ chơi những trò chơi phát triển ngôn ngữ, đọc sách hay kể chuyện cho trẻ nghe là những hoạt động cần thiết để giúp trẻ đạt được sự giao tiếp tốt nhất.Tuy nhiên, không phải cứ nói nhiều, nói hoài với trẻ là tốt, mà nhiều khi một bà mẹ nói chuyện quá nhiều với con, nói những câu dài và trả lời luôn cho con khiến trẻ chỉ biết gật gù , lại là một trong những nguyên nhân gây ra sự thụ động hay chậm nói cho trẻ.

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Trò Chuyện Với Con Một Cách Thông Minh

Trẻ từ khi sinh ra đến khi lớn lên,đứa trẻ cảm nhận cuộc sống qua giao tiếp với ông bà bố mẹ và tiếp xúc với các đồ vật xung quanh. Nhu cầu giao tiếp với xã hội có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là yếu tố then chốt để phát triển tâm hồn trẻ nhỏ và là một bộ phận tạo nên tư duy của trẻ nhỏ.Học cách giao tiếp tốt với trẻ cũng là một kỹ năng làm cha mẹ quan trọng. Dù con bạn mới chỉ chập chững biết đi hay đang ở tuổi mới lớn, cách giao tiếp chính là chìa khóa quan trọng để xây dựng sự tin tưởng ở trẻ. Hãy để trẻ biết rằng bạn quan tâm và sẵn sàng giúp khi bé cần.
>>> Giao tiếp với trẻ con thật dễ dàng
>>> 4 Phương pháp đơn giản để giao tiếp với trẻ
>>> Dạy trẻ giao tiếp với người lạ
Sau đây là những nguyên tắc cơn bản khi bạn trò chuyện với con:

Khi nói chuyện với con, bạn nên tắt tivi, bỏ cuốn sách, tờ báo xuống và lắng nghe bé nói một cách chăm chú.

- Tắt tivi và đặt tờ báo xuống khi bé muốn nói chuyện.

- Tránh nghe điện thoại khi trẻ có điều gì quan trọng muốn nói với bạn.

- Trừ khi những người khác thực sự quan trọng với cuộc nói chuyện, nếu không bạn nên nói chuyện riêng với con. Cách giáo tiếp tốt nhất giữa bạn và trẻ là khi không có người khác ở xung quanh.


- Khiến trẻ bối rối trước mặt nhiều sẽ chỉ dẫn đến sự tức giận và chống đối, chứ không phải là một cách giao tiếp.

- Đừng tỏ ra vượt xa hơn trẻ, bạn sẽ dễ dàng trò chuyện hơn khi đóng vai trò là một người bạn của con.

- Nếu bạn đang rất tức giận về hành vi cư xử của bé, thì bạn không nên thử nói chuyện với trẻ cho đến khi bạn bình tĩnh lại. Bởi vì lúc nóng giận bạn sẽ không thể khách quan. Tốt hơn hết, bạn hãy ngồi xuống và nói chuyện với con sau đó.


- Dù đang rất mệt mỏi, bạn cũng cần cố gắng để thể hiện rằng bạn đang lắng nghe con chăm chú. Việc lắng nghe tích cực là một việc khó và càng khó hơn khi tâm trí cũng như cơ thể bạn đã rất mệt mỏi.

- Lắng nghe chăm chú và lịch sự. Bạn đừng ngắt lời khi bé đang cố gắng kể về vấn đề của mình. Hãy tỏ ra lịch sự với trẻ như thể bạn sẽ là người bạn tốt nhất để con có thể chia sẻ.

- Đừng bao giờ hỏi tại sao, nhưng bạn hãy hỏi chuyện gì đã xảy ra.

- Hãy tiếp tục mạch nói của bạn với ngụ ý rằng “Con sẽ được nói khi mẹ (cha) đã nói xong” hoặc “Cha mẹ biết điều gì là tốt nhất cho con”, “Hãy làm như lời của cha mẹ và điều đó sẽ giúp giải quyết vấn đề”. Bạn nên hạn chế giảng giải và phê phán trẻ bởi vì điều đó thực sự không có hiệu quả để có cuộc trò chuyện cởi mở.

- Đừng sử dụng những từ ngữ làm bẽ mặt như ngu ngốc, lười biếng, câm hoặc nói với trẻ "Thật ngốc nghếch, điều đó chẳng có ý nghĩa một tý nào cả” hoặc “Con thì biết gì, con chỉ là một đứa trẻ”.

- Bạn hãy giúp đỡ con để tạo ra bước tiến quan trọng, hãy cho con thấy bạn chấp nhận chính bản thân trẻ, chứ không phải những gì mà trẻ đã làm được hoặc chưa làm được.

- Tiếp tục mạch trò chuyện cởi mở bằng cách chấp nhận trẻ và đánh giá cao việc bé đã dũng cảm nói chuyện với bạn.

Trong quá trình trò chuyện, bạn có thể sử dụng những từ động viên và ca ngợi. Bạn cần cho trẻ thấy được tình yêu cũng như sự đánh giá cao của bạn. Hầu hết các bậc phụ huynh đều nhận ra rằng, việc luôn phải đưa ra những phản hồi tích cực khó hơn rất nhiều so với những phản hồi tiêu cực.

Bằng cách lựa chọn và sử dụng một trong những cách nói dưới đây hằng ngay khi nói với trẻ, bạn sẽ nhận thấy rằng, trẻ sẽ chú ý nhiều hơn đến những điều bạn nói và sẽ cố gắng để làm bạn hài lòng.

Bạn có thể nói với trẻ bằng một trong những từ sau: Đúng rồi, tốt, tuyệt vời, xuất sắc, mẹ rất tự hào về con, tốt hơn nhiều rồi, thật là một ý kiến thông mình, điều đó thật hoàn hảo, mẹ (ba) rất yêu con...

Ngoài bạn có thể thể hiện bằng hành động như: mỉm cười, gật đầu, đặt tay lên vai, nháy mắt, ra dấu hiệu hoặc cử trí đồng tình, chạm vào má, cười, cù, ôm trẻ thật chặt...

Bạn hãy nhớ rằng, luôn có nhân quả trong mọi hành vi bạn cư xử với con, sự nhạo báng sẽ khiến trẻ thấy xấu hổ, sự động viên sẽ khiến trẻ tự tin

Giao tiếp với trẻ con thật dễ dàng

Trẻ từ khi sinh ra đến khi lớn lên sẽ dần lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội thông qua giao tiếp với người lớn,qua đồ chơi và thông qua ngôn ngữ.Giao tiếp là cách ta trao đổi tin tức và thông điệp cho nhau. Đó là những gì ta nói và cách mà ta nói, thông qua từ ngữ, âm sắc, giọng điệu, tiếng hát, điệu bộ, hiệu lệnh, tư thế, phục trang, sự biểu lộ cảm xúc, lắng nghe, hành động, khiêu vũ, và thậm chí cả… bằng cách im lặng. Giao tiếp cho người ta cơ hội để biệu lộ niềm hy vọng, ước mơ, những vấn đề, quan niệm, ý kiến, và cảm xúc.
>>> Các kỹ năng giao tiếp vàng ở trẻ
>>> 4 Phương pháp đơn giản để giao tiếp với trẻ
>>> Dạy trẻ giao tiếp với người lạ
Hướng dẫn cách giao tiếp với trẻ em

Thực tế cho thấy
+ Không bao giờ quá trễ để bắt đầu trò chuyện với trẻ con. Chúng cần nghe ngôn ngữ và lời nói để học các kỹ năng giao tiếp.
+ Những đứa trẻ học cách nói chuyện và giao tiếp ở những thời điểm riêng biệt và ở những nhịp độ khác nhau.
+ Tiêu biểu, trẻ có thể không hiểu tất cả những từ ngữ nhưng chúng có thể đoán được qua cảm xúc và tâm trạng của lời nói.
+Trẻ em có thể hiểu nhiều từ ngữ hơn là chúng có thể nói.
+ Nhiều đứa trẻ nói nhiều vì chúng thích thực hành, và chúng có một khả năng hạn chế để hạn chế sự bất đồng khi nói.

+ Trẻ em có thể nghĩ nhanh hơn chúng nói và cần nhiều thời gian hơn người lớn để nói ra thông điệp của mình.
+ Giúp đỡ trẻ học cách giao tiếp và chấp nhận những cảm xúc của chúng có thể dẫn đến những thay đổi tích cực hơn. Những đứa trẻ bị hạn chế giao tiếp thường hay than vãn, khóc, nổi giận, đánh nhau, hoặc tranh cãi.
+ Thông thường, giao tiếp ở trẻ con được khuyến khích khi: chúng được phép nói những gì chúng nghĩ và hỏi về bất cứ điều gì, người lớn lắng nghe trẻ con, và không nói hoặc quở trách chúng quá nhiều; chúng không bị ép buộc phải nói chính xác; trẻ con có một khả năng hạn chế để điều chỉnh suy nghĩ thành lời nói ngay tức thì, tivi và radio bị tắt đi, và điện thoại hoặc chuông cửa không được phép bị gián đoạn.
+ Nếu trẻ cảm thấy rằng chúng có thể nói chuyện với người lớn về bất cứ thứ gì, chúng có thể thuật lại gần như giống với sự kiện về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, định kiến, và sự lạm dụng. Nếu trẻ cảm thấy rằng chúng sẽ làm thất vọng hoặc chọc tức ba mẹ nếu kể cho họ nghe điều gì, chúng sẽ quyết định giữ bí mật điều đó.

+ Bạo lực thân thể, tiêu biểu thường bắt đầu bằng sự giận dữ hay thất bại trong giao tiếp. Bày tỏ cảm xúc thông qua lời nói dẫn đến tranh chấp nhỏ, đấu đá, xô đẩy, và lạm dụng. Dù thế nào đi nữa với những cảm giác mạnh, con người có thể giao tiếp bằng cách bất bạo động, hoặc không lợi dụng nhau.
Những phương pháp giao tiếp dễ dàng:
+ Hãy mở ra cánh cửa giao tiếp bằng cách trò chuyện với con bạn bằng thái độ tôn trọng. Hãy nhớ rằng cùng một vấn đề nhưng sẽ có nhiều quan điểm khác nhau và con bạn có thể có một cách nhìn khác bạn. Hãy thăm dò các cách thức giải quyết vấn đề cùng con bạn; việc này sẽ cho trẻ những cơ hội để suy nghĩ sáng tạo, tập thói quen tư duy và có thể ứng dụng vào trong thực tế.
+ Hãy cho phép con bạn nói chuyện và hỏi về bất cứ điều gì chúng thắc mắc. Khuyến khích trẻ đến với bạn với những câu hỏi đơn giản ngay từ bây giờ để khi những câu hỏi “lớn” hơn về ma tuý, giới tính, hay sự bạo lực được đặt ra sau này, trẻ sẽ thấy rằng thật an toàn khi trò chuyện với bạn. Cần sớm bắt đầu đặt những câu hỏi “quan trọng” và hưởng ứng chúng ở cách mà trẻ sẽ hiểu ở độ tuổi của chúng. Nên cho trẻ thời gian để suy nghĩ, xem xét những tình huống, và để chúng quyết định khi cần thiết. Việc bạn tỏ ra cởi mở và sẵn sàng trả lời những thắc của trẻ sẽ tạo nên một không gian giao tiếp tốt cho trẻ.
+ Hãy nhớ là, bạn không nên áp đặt suy nghĩ và cảm xúc của bạn vào những suy nghĩ và cách nhận thức vấn đề (cũng như lựa chọn cách giải quyết tình huống) của trẻ. Hãy nhớ rằng bạn phải sẵn sàng để lắng nghe, giúp đỡ, chấp nhận những cảm xúc của trẻ và không tỏ ra e dè về những suy nghĩ kỳ lạ của chúng, hãy tin tưởng rằng trẻ có thể xử lý những vấn đề và cảm giác của chúng, và cho phép trẻ chịu trách nhiệm về những vấn đề đó.

+ Đừng lúc nào cũng ép con bạn phải nói với bạn về một vấn đề gây cho chúng sự khó khăn khi nói cùng bạn hoặc khi trẻ đang căng thẳng. Nhiều người muốn giúp đỡ trẻ đang bị tổn thương; nhưng cách tốt nhất là quan sát trẻ và bình tĩnh nhận ra những biểu hiện của chúng thông qua những cử chỉ, hành động nào đó. Hãy nhìn vào cử chỉ, điệu bộ của trẻ và cho hỏi xem chúng cảm thấy thế nào. Bạn nên nhẹ nhàng khuyến khích trẻ kể cho bạn nghe nhiều hơn về những gì chúng đang cảm thấy. Sau đó, bạn có thể hỏi chúng: "Mẹ có thể làm gì cho con? Mẹ có thể giúp con chứ?". Sự tôn trọng và kiên nhẫn của bạn mà trẻ nhận thấy sẽ giúp chúng cảm thấy an tâm và có thể tâm sự cùng bạn để cùng bạn giải quyết vấn đề.

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

4 phương pháp đơn giản để giao tiếp với trẻ

Trẻ con  đang phát triển kỹ năng giao tiếp theo hình thức mô phỏng là chủ yếu. Bạn có biết những câu nói của cha mẹ dù vô tình hay chủ ý sẽ dạy trẻ cách bày tỏ cảm xúc, sự cảm ơn, biểu đạt mong muốn… dần dà hình thành nên lối giao tiếp của trẻ.Vì vậy,giao tiếp với trẻ thế nào cho đúng cách luôn là nôi trăn trở của các bậc làm cha mẹ.Hôm nay,mình sẽ chia sẻ với các bạn 4 cách cơ bản để giao tiếp với trẻ nhỏ
>>> Dạy trẻ giao tiếp với người lạ
 >>> Sự cần thiêt trong phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ
>>>  Giao tiếp với trẻ con thật dễ dàng

   
+ Hãy mở ra cánh cửa giao tiếp bằng cách trò chuyện với con bạn bằng thái độ tôn trọng. Hãy nhớ rằng cùng một vấn đề nhưng sẽ có nhiều quan điểm khác nhau và con bạn có thể có một cách nhìn khác bạn. Hãy thăm dò các cách thức giải quyết vấn đề cùng con bạn; việc này sẽ cho trẻ những cơ hội để suy nghĩ sáng tạo, tập thói quen tư duy và có thể ứng dụng vào trong thực tế.



+ Hãy cho phép con bạn nói chuyện và hỏi về bất cứ điều gì chúng thắc mắc. Khuyến khích trẻ đến với bạn với những câu hỏi đơn giản ngay từ bây giờ để khi những câu hỏi “lớn” hơn về ma tuý, giới tính, hay sự bạo lực được đặt ra sau này, trẻ sẽ thấy rằng thật an toàn khi trò chuyện với bạn. Cần sớm bắt đầu đặt những câu hỏi “quan trọng” và hưởng ứng chúng ở cách mà trẻ sẽ hiểu ở độ tuổi của chúng. Nên cho trẻ thời gian để suy nghĩ, xem xét những tình huống, và để chúng quyết định khi cần thiết. Việc bạn tỏ ra cởi mở và sẵn sàng trả lời những thắc của trẻ sẽ tạo nên một không gian giao tiếp tốt cho trẻ.

+ Hãy nhớ là, bạn không nên áp đặt suy nghĩ và cảm xúc của bạn vào những suy nghĩ và cách nhận thức vấn đề (cũng như lựa chọn cách giải quyết tình huống) của trẻ. Hãy nhớ rằng bạn phải sẵn sàng để lắng nghe, giúp đỡ, chấp nhận những cảm xúc của trẻ và không tỏ ra e dè về những suy nghĩ kỳ lạ của chúng, hãy tin tưởng rằng trẻ có thể xử lý những vấn đề và cảm giác của chúng, và cho phép trẻ chịu trách nhiệm về những vấn đề đó.

+ Đừng lúc nào cũng ép con bạn phải nói với bạn về một vấn đề gây cho chúng sự khó khăn khi nói cùng bạn hoặc khi trẻ đang căng thẳng. Nhiều người muốn giúp đỡ trẻ đang bị tổn thương; nhưng cách tốt nhất là quan sát trẻ và bình tĩnh nhận ra những biểu hiện của chúng thông qua những cử chỉ, hành động nào đó. Hãy nhìn vào cử chỉ, điệu bộ của trẻ và cho hỏi xem chúng cảm thấy thế nào. Bạn nên nhẹ nhàng khuyến khích trẻ kể cho bạn nghe nhiều hơn về những gì chúng đang cảm thấy. Sau đó, bạn có thể hỏi chúng: "Mẹ có thể làm gì cho con? Mẹ có thể giúp con chứ?". Sự tôn trọng và kiên nhẫn của bạn mà trẻ nhận thấy sẽ giúp chúng cảm thấy an tâm và có thể tâm sự cùng bạn để cùng bạn giải quyết vấn đề.