Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ

Từ khi sinh ra đến khí lớn lên,trẻ bắt đầu hoàn thiện quá trình giao tiếp bằng cách nói chuyện với bố mẹ và các người xung quanh .Trong phạm vi gia đình thì chúng ta nên thường xuyên dẫn trẻ đi chơi ngoài công viên, tạo điều kiện cho trẻ mời bạn bè về nhà cùng chơi với nhau dưới sự sắp xếp và gợi ý của bố mẹ là những biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp với bạn bè của các em.Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với bạn một số điểm để tăng khả năng giao tiếp ở trẻ


1. Giúp trẻ những ứng xử thích hợp:

Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt bát linh động nhưng cũng có những trẻ chậm chạp, thụ động hoặc quá nóng nảy, hiếu động… Vì thế, chúng ta cần phải biết rõ tính cách của con em mình để có thể cho các chơi với những người bạn thích hợp với cá tính hầu tránh xẩy ra những va chạm về tính cách.

Nhưng trong các trường hợp nếu có xảy ra các va chạm thì chúng ta cũng không nên vì lòng thương con mà trở nên thiếu khách quan, có những ứng xử thiên lệch, bao che cho con mình, vì điều đó tuy giúp cho các em có những kết quả nhất thời nhưng sẽ để lại những hậu quả tai hại về sau trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Khi hai trẻ cùng gây gổ, thì chúng ta nên tách các em ra và phê bình hành vi của các em như “ôi, giàng nhau đồ chơi là không tốt đâu, mẹ không thích chút nào” chứ không phê bình bản thân đứa trẻ : Con tệ quá, sao lại giành đồ chơi của bạn như thế ?” hay có phản ứng tệ hơn : “ Thôi, đừng thèm chơi với bạn đó nữa, về nhà mẹ cho đồ chơi đẹp hơn”.

2.Giúp trẻ tăng cường khả năng giao tiếp 


Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác, chính chúng ta nên chơi với trẻ và tập cho các bé những cách chơi mang tính lần lượt, thay phiên nhau : Mẹ vẽ một vòng, bé vẽ một vòng – mẹ xếp một khối gỗ, bé xếp một khối khác lên… hay chơi những trò chơi buôn bán, mẹ là người mua hàng, bé là người bán hàng … Khi trẻ đã quen những trò chơi cùng nhau như thế, thì khi đến lớp sẽ dễ dàng tham gia các hoạt động cùng với các bạn hơn.

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

4 phương pháp để giao tiếp với trẻ




 Từ khi sinh ra đến khi lớn lên,trẻ đã có nhu cầu giao tiếp với mọi người ,qua hoạt động quan sát bố mẹ và các người xung quanh.Để giao tiếp với trẻ một cách chủ động là một câu hỏi mà không phải bố mẹ nào cũng trả lời được.Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc  này 

1.Hãy trò chuyện với con 

Hãy mở ra cánh cửa giao tiếp bằng cách trò chuyện với con bạn bằng thái độ tôn trọng. Hãy nhớ rằng cùng một vấn đề nhưng sẽ có nhiều quan điểm khác nhau và con bạn có thể có một cách nhìn khác bạn. Hãy thăm dò các cách thức giải quyết vấn đề cùng con bạn; việc này sẽ cho trẻ những cơ hội để suy nghĩ sáng tạo, tập thói quen tư duy và có thể ứng dụng vào trong thực tế.


2.Không nên áp đặt suy nghĩ của mình cho con 
 

Bạn không nên áp đặt suy nghĩ và cảm xúc của bạn vào những suy nghĩ và cách nhận thức vấn đề (cũng như lựa chọn cách giải quyết tình huống) của trẻ. Hãy nhớ rằng bạn phải sẵn sàng để lắng nghe, giúp đỡ, chấp nhận những cảm xúc của trẻ và không tỏ ra e dè về những suy nghĩ kỳ lạ của chúng, hãy tin tưởng rằng trẻ có thể xử lý những vấn đề và cảm giác của chúng, và cho phép trẻ chịu trách nhiệm về những vấn đề đó.

3. Khuyến khích trẻ hỏi về những vấn đề thắc mắc
 

 Hãy cho phép con bạn nói chuyện và hỏi về bất cứ điều gì chúng thắc mắc. Khuyến khích trẻ đến với bạn với những câu hỏi đơn giản ngay từ bây giờ để khi những câu hỏi “lớn” hơn về ma tuý, giới tính, hay sự bạo lực được đặt ra sau này, trẻ sẽ thấy rằng thật an toàn khi trò chuyện với bạn. Cần sớm bắt đầu đặt những câu hỏi “quan trọng” và hưởng ứng chúng ở cách mà trẻ sẽ hiểu ở độ tuổi của chúng. Nên cho trẻ thời gian để suy nghĩ, xem xét những tình huống, và để chúng quyết định khi cần thiết. Việc bạn tỏ ra cởi mở và sẵn sàng trả lời những thắc của trẻ sẽ tạo nên một không gian giao tiếp tốt cho trẻ.


Đừng lúc nào cũng ép con bạn phải nói với bạn về một vấn đề gây cho chúng sự khó khăn khi nói cùng bạn hoặc khi trẻ đang căng thẳng. Nhiều người muốn giúp đỡ trẻ đang bị tổn thương; nhưng cách tốt nhất là quan sát trẻ và bình tĩnh nhận ra những biểu hiện của chúng thông qua những cử chỉ, hành động nào đó. Hãy nhìn vào cử chỉ, điệu bộ của trẻ và cho hỏi xem chúng cảm thấy thế nào. Bạn nên nhẹ nhàng khuyến khích trẻ kể cho bạn nghe nhiều hơn về những gì chúng đang cảm thấy. Sau đó, bạn có thể hỏi chúng: "Mẹ có thể làm gì cho con? Mẹ có thể giúp con chứ?". Sự tôn trọng và kiên nhẫn của bạn mà trẻ nhận thấy sẽ giúp chúng cảm thấy an tâm và có thể tâm sự cùng bạn để cùng bạn giải quyết vấn đề.

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Giao tiếp với trẻ em không khó như bạn tưởng


Từ khi sinh ra và lớn lên,đứa trẻ học hỏi giao tiếp qua việc quan sát những người xung quanh . Theo một nghiên cứu  của Đại học Delaware, nếu được học các kĩ năng giao tiếp sớm  thì trẻ sẽ có sự hiểu biết hơn những bạn bè đồng trang lứa và thể hiện bản thân theo những cách hiệu quả. Tương tác với bạn bè và người lớn rất quan trọng trong con đường phát triển giao tiếp và dạy trẻ em làm thế nào để liên hệ cảm xúc của mình, đặt câu hỏi và học hỏi trong những hoàn cảnh khác biệt của cuộc sống. 

Biểu lộ kĩ năng nghe tốt
 
Lắng nghe là một kĩ năng cho trẻ em và người lớn. Lắng nghe con trẻ giúp chúng tìm hiểu làm thế nào để bày tỏ cảm xúc mối quan tâm và ý tưởng của mình. Một trong những phương pháp tốt nhất để dạy trẻ em lắng nghe những ý tưởng, cảm xúc, yêu cầu của những người khác là lắng nghe chúng. Sự cân bằng này khuyến khích trẻ em duy trì sự quan tâm và sự tò mò về thế giới xung quanh chúng, về bạn bè và người lớn cùng một lúc, theo gợi ý của Focus Adolescent Services.

Không ngắt lời trẻ

Theo Đại học Delaware ,trẻ em, bất cứ ở lứa tuổi nào cũng có đôi lúc không thể hiện mình một cách linh hoạt, rõ ràng. Nếu một đứa trẻ gặp khó khăn trong việc giải thích một cái gì đó, hãy nhẹ nhàng khuyến khích trẻ tiếp tục. Hãy kiên nhẫn, gợi ý cho trẻ để trẻ có thể diễn đạt đủ ý và để trẻ biết rằng chúng có thể cố gắng để truyền đạt được ý của mình tới người nghe.

Khuyến khích kĩ năng giao tiếp

Khuyến khích con trẻ, bất kể chúng ở độ tuổi nào thể hiện mình cũng có nghĩa là dạy cho trẻ sự khác biệt giữa phát biểu thích hợp và không thích hợp. Khuyến khích trẻ nói chuyện, theo như  Focus Adolescent Services, có nghĩa là yêu cầu trẻ chia sẻ ý tưởng trong khi chủ động lắng nghe những gì trẻ có thể nói. Duy trì giao tiếp bằng mắt, và ngừng việc xem các chương trình truyền hình, phát thanh, đặt các tờ báo hoặc tạp chí sang một bên trong khi lắng nghe một đứa trẻ đang nói, để trẻ biết rằng những gì mà chúng đang nói là quan trọng với bạn và cũng dạy cho trẻ hành vi lịch sự đối với người khác khi họ đang nói.

Khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi

Theo  Focus Adolescent Services, nếu bạn cố gắng duy trì giao tiếp với trẻ bằng cách ngắt lời chúng và yêu cầu trẻ trả lời các câu hỏi có hoặc không cũng giống như việc bạn đang khép lại cuộc nói chuyện một cách nhanh chóng. Hãy gợi ý trẻ chia sẻ những cảm xúc của mình và bạn cũng chia sẻ cảm xúc riêng của bạn với trẻ. Khuyến khích những cuộc thảo luận và đối thoại lịch sự.

Nhận biết những dấu hiệu

Hãy chú ý đến những biểu hiện trên sắc thái gương mặt của trẻ, để bạn có thể biết được rằng chúng đang muốn diễn tả điều gì và cảm thấy như thế nào. Cũng lưu ý với trẻ về cách kiểm soát biểu hiện trên gương mặt, để giúp chúng tránh được những phản ứng thiếu tích cực trong giao tiếp. Duy trì sự biểu thị bằng ánh mắt và khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc thông qua ánh mắt, nói rõ lý do tại sao lại như vậy.

Biết điểm dừng

Đừng đợi đến lúc trẻ 6 tuổi hoặc thậm chí đến khi 17 tuổi mới có thể giao tiếp với tất cả mọi người. Hãy tôn trọng sự riêng tư của trẻ, nhưng đừng để cho trẻ biết rằng bạn luôn sãn sàng lắng nghe khi chúng sẵn sàng nói chuyện. Bồn chồn, nhìn chằm chằm, mất tập trung và sự bướng bỉnh thuần khiết
là dấu hiệu cho thấy con của bạn không sẵn sàng chia sẻ hoặc thể hiện bản thân tại thời điểm này. Tôn trọng những cảm xúc và để cho trẻ đi. Hãy thử lại sau.