Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Học cách lắng nghe cảm xúc ở trẻ



Khi đứa trẻ 1 tuổi ,chúng trở nên ngày càng tinh vi trong tiếp xúc xã hội. Chúng bắt đầu đọc  được ý nghĩ của người khác bằng việc theo dõi ánh mắt của những người xung quanh. Andrew Meltzoff, một giáo sư tâm lý ở Đại học Washington, nói: “Đấy là cách chúng học tập để trở từng bước học hỏi để bước vào cuộc sống của chúng ta”. Kỹ năng này không chỉ là dấu hiệu quan trọng của sự phát triển cảm xúc và xã hội của trẻ mà còn có thể là một dự đoán cho sự phát triển ngôn ngữ sau này. Theo Meltzoff, điều này giải thích vì sao ngôn ngữ phát triển chậm hơn ở những đứa trẻ mù cũng như con của các bà mẹ bị trầm cảm, những người có xu hướng ít tương tác với con cái.

Thật vậy, khi được vài tháng tuổi, trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển khả năng quan sát xung quanh, chúng có thể dễ dàng phân biệt được những điểm khác biệt ở khuôn mặt của người này với người khác. Charles Nelson, nhà thần kinh học thuộc Đại học Minnesota đã thực hiện một thử nghiệm để chứng minh điều này bằng việc đưa cho một nhóm những đứa trẻ 6 tháng tuổi một tấm hình con tinh tinh, và để cho chúng có nhiều thời gian nhìn ngắm cho đến khi chán thì thôi. Sau đó chúng lại được đưa một tấm hình con tinh tinh khác, những đứa trẻ này vội vã vớ lấy và lại ngắm nghía say sưa. Qua những biểu hiện trên khuôn mặt chúng, Charles Nelson nhận ra rằng những trẻ nhỏ này dễ dàng nhận biết các điểm khác biệt ở con tinh tinh trên mỗi tấm hình.

Từ lâu, người ta cũng từng tin rằng trẻ dưới 9 tháng không có ý niệm về “tính liên tục của sự vật”, tức là khả năng biết được rằng, chẳng hạn, khi người mẹ rời căn phòng thì bà ấy không đi mãi mãi. Nghiên cứu mới của nhà tâm lý Su-hua Wang ở Đại học California cho thấy trẻ hiểu được điều này rất sớm, và cỡ 10 tuần tuổi. Một khả năng được phát triển toàn diện giúp liên kết với thế giới bên ngoài – và với cha mẹ của trẻ nói riêng – là đặc biệt quan trọng khi trẻ bắt đầu những nỗ lực ban đầu trong việc tập nói.

Các khảo sát gần đây của Nathan Fox ở Đại học Maryland cho thấy tính nhút nhát lúc ban đầu là do sự lèo lái của sinh học, cụ thể là khi có người lạ thì sự tăng hoạt xảy ra ở những vùng não kết hợp với lo âu và sợ hãi (thể hiện trên điện não đồ). Nhưng Fox nói rằng cách nuôi dạy con có ảnh hưởng lớn. Khi cha mẹ tỏ ra quá “bảo bọc” con cái, khi họ không khuyến khích con vượt qua “cơn nhát” lúc còn nhỏ, thì chúng sẽ có nhiều nguy cơ tiếp tục nhút nhát và lo âu hơn khi trưởng thành.

Stanley Greenspan, giáo sư lâm sàng về tâm lý và nhi khoa ở Đại học y khoa George Washington, là một trong những chuyên gia hàng đầu trong triển khai các phương tiện chẩn đoán - bao gồm một danh mục các “cột mốc” tăng trưởng tâm lý từ 3 tháng đến 18 tháng tuổi - nhằm giúp các thầy thuốc nhận diện những đứa bé có nguy cơ bị tự kỷ, gặp khó khăn về ngôn ngữ học, học tập và cả một loạt những vấn đề khác.

Các nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng trong cảm xúc đối với sức khoẻ sau này của trẻ. Một đứa bé không đáp ứng được những “cột mốc cảm xúc” chính yếu có thể gặp khó khăn trong việc tập nói, tập đọc và học tập trong tương lai. Bằng việc đọc các phản ứng cảm xúc, các nhà y học đã bắt đầu khám phá ra cách xác định liệu một trẻ cỡ 3 tháng tuổi có mang những dấu hiệu sớm của các rối loạn tâm lý khả dĩ, bao gồm trầm cảm, lo âu, học tập kém và có lẽ cả tình trạng tự kỷ.

Lời khuyên cho cha mẹ


Các cha mẹ sẽ làm gì với thông tin mới này? Điều đầu tiên là: hãy thư giãn. Nếu con bạn có khóc lóc một chút khi bạn trả lời điện thoại, điều ấy không có nghĩa là nó sẽ bị tổn thương lâu dài. Cũng như nó sẽ không bỏ học và đi ăn trộm vì tình cờ chứng kiến cha mẹ lớn tiếng với nhau! Cuộc sống cảm xúc, học tập ngoài xã hội của một đứa trẻ bắt đầu bằng những cuộc tiếp xúc trước tiên giữa cha mẹ và con cái: lần đầu tiên trẻ nhìn thẳng vào mắt cha mẹ; một nụ cười thầm bạn dành cho trẻ và bạn cũng sẽ nhận được một nụ cười như thế. Con trẻ sẽ trò chuyện với bạn suốt ngày. Đó chính là vấn đề học cách lắng nghe.
 Trẻ nhỏ rất cần đến sự tương tác - và nhiều giao tiếp bằng mắt. Điều ấy không có nghĩa là bạn sẽ treo đầy phòng của bé những đồ chơi và hình ảnh mang tính “giáo dục”. Cuộc sống xã hội, cảm xúc và học tập của một đứa trẻ bắt đầu với những cuộc đối thoại sớm nhất giữa cha mẹ và con cái. Vấn đề là chúng ta biết lắng nghe như thế nào.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét